Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 

Phạm Trung

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Qua 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đến nay, Đảng ta đã hình thành nhận thức tổng quát về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám đặc trưng cơ bản.

Một là, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, do nhân dân làm chủ;

Ba là, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;

Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;

Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;

Bảy là, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;

Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Tám đặc trưng cơ bản trên tiếp tục được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.”[1].

Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một kiểu xã hội mới về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là một quá trình lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Theo đó, Đảng ta vừa phải xác định chủ trương, đường lối đúng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm vai trò lãnh đạo của mình, vừa phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định, sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của việc hiện thực hóa thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.



[1]Nguyễn Phú Trọng (2021), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Báo Quân đội nhân dân online, ngày 16/5/2021, 20:38.

1 nhận xét: