Hồng Hạc
Càng gần sát thời điểm diễn ra Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lần thứ XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, phản động lại càng đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá. Đặc biệt, chúng ra sức kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”. Đây là luận điệu sai trái, nguy hiểm...
Vì sao các thế lực thù địch, phản động kêu gọi
“tẩy chay bầu cử”?
Với mưu đồ chính trị đen tối, thực tế thời
gian qua, thế lực thù địch, phản động, các đối tượng cơ hội chính trị đã thực
hiện hàng loạt thủ đoạn nhằm phá hoại Cuộc bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh việc xuyên tạc vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với bầu cử; xuyên tạc công tác nhân sự trong chuẩn bị bầu cử; cho
rằng, việc bầu cử ở nước ta chỉ là hình thức, không minh bạch, không dân
chủ..., các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng cơ hội chính trị còn ra
sức rêu rao luận điệu kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu”,
“bỏ phiếu trắng”...
Không phải ngẫu nhiên khi các luận điệu sai
trái này được chúng tung ra trong quá trình chúng ta chuẩn bị cho Cuộc bầu cử
ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bởi lẽ, hơn ai
hết, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng cơ hội chính trị hiểu rõ về
sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc ta. Và kết quả bầu cử ĐBQH, bầu cử đại biểu
HĐND các cấp luôn là kết tinh cho tinh thần đại đoàn kết của toàn dân; Quốc hội
và HĐND các cấp được bầu trên cơ sở dân chủ, công khai, luôn đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Điều này được thể hiện rất rõ
trong toàn bộ lịch sử hơn 75 năm Quốc hội đồng hành cùng đất nước và dân tộc.
Ngay cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu Quốc hội khóa đầu tiên, dù diễn ra
trong bối cảnh hết sức khó khăn khi ở miền Nam, thực dân Pháp mở rộng chiến
tranh xâm lược, miền Bắc bộn bề tàn tích chiến tranh và những âm mưu chống phá
của kẻ thù, nhưng cuộc Tổng Tuyển cử vẫn diễn ra thành công với gần 90% cử tri
cả nước đi bầu. Thành công trong bầu Quốc hội khóa đầu tiên đã có ý nghĩa lớn
lao, là cơ sở để chúng ta tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết thống nhất
toàn dân. Từ đó, từng bước đập tan chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, bảo
vệ và phát huy những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Vì thế, kêu gọi cử tri
“tẩy chay bầu cử” chính là nhằm phá hoại bầu cử ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND
các cấp ngay ở khâu quan trọng nhất. Mưu đồ của các thế lực thù địch, phản động
đó là lôi kéo, dụ dỗ cử tri không đi bỏ phiếu, “tẩy chay bầu cử” để tỷ lệ cử
tri tham gia bầu cử thấp. Khi đó, chúng sẽ tiếp tục rêu rao là Cuộc bầu cử ĐBQH
lần thứ XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 ở nước ta “thiếu dân
chủ”; “Quốc hội khóa XV không đại diện cho nhân dân”... Từ đó, chúng tiếp tục
thực hiện các hành động gây mất ổn định tình hình đất nước, thậm chí là tạo cớ
cho sự can thiệp của nước ngoài. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo nhận
diện để thấy rõ tính chất sai trái, nguy hiểm của luận điệu “tẩy chay bầu cử”
mà các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tuyên truyền.
Đi bầu cử, bầu cử đúng quy định là thực hiện
quyền làm chủ của công dân
Quyền bầu cử bao gồm việc ứng cử, đề cử, giới thiệu người ứng cử
và bỏ phiếu được quy định rõ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân năm 2015. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ
mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền
ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật
định”. Như vậy, quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp
luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện được thực hiện việc
lựa chọn đại biểu vào cơ quan quyền lực Nhà nước.
Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến
hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 6
của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Do đó, nếu không đi bầu cử, “tẩy chay
bầu cử” thì đồng nghĩa với việc cử tri đã tự từ bỏ quyền làm chủ của chính bản
thân mình.
Hơn nữa, “tẩy chay bầu cử”, “không đi bỏ phiếu”, “bỏ phiếu
trắng”..., còn thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với tương lai của
đất nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân
dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
nhân dân. Tham gia bầu cử chính là chúng ta đã tham gia lựa chọn những đại biểu
có tâm, đức và đủ tài năng, trí tuệ để họ đồng hành cùng nhân dân, góp phần xây
dựng đất nước giàu mạnh, phát triển.
Và đặc biệt, như đã nêu ở trên, đằng sau việc
tuyên truyền luận điệu “tẩy chay bầu cử” chính là mưu đồ phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phá hoại cách mạng của Việt Nam. Nếu không tham gia bầu cử
hoặc thiếu trách nhiệm với lá phiếu của mình thì đồng nghĩa với việc chúng ta
đã “tiếp tay” cho các thế lực thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị.
Nói cách khác, khi đó cử tri đã tự biến mình trở thành công cụ, thành “con rối”
để các đối tượng thù địch lợi dụng, phục vụ cho các âm mưu, hoạt động chống phá
của chúng.
Bầu cử ĐBQH lần thứ XV và đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp để cử tri thực
hiện quyền làm chủ và trách nhiệm công dân đối với tương lai của đất nước. Với
ý nghĩa đó, mỗi người cần bình tĩnh, cảnh giác trước các luận điệu chống phá,
lôi kéo của các thế lực thù địch, phản động.
Mỗi cử tri cần tham gia bầu cử một cách đầy
đủ, đúng thời gian, địa điểm và đúng quy định để sáng suốt lựa chọn, bầu ra
những người xứng đáng là đại biểu của nhân dân, góp phần xây dựng Quốc hội và
HĐND các cấp thực sự vững mạnh, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc
như mục tiêu đã được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng./.
Người dân không nên tin bọn zận chủ nói, chúng chỉ phá hoại mà thôi
Trả lờiXóa