HP
Trong lĩnh vực kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xét lại phủ định triệt để lý luận về giá trị, tiến tới bác bỏ lý luận giá trị thặng dư của C. Mác. Họ cho rằng, lý luận giá trị của C. Mác dựa trên tiền đề trừu tượng hóa hình thái cụ thể của giá trị sử dụng, của lao động, của sự tách rời giữa giá cả và giá trị, do đó giá trị không còn có thể đo lường được, mà trở thành giả thuyết tư duy thuần túy; lý luận về giá trị chỉ là chiếc chìa khóa mà C. Mác sử dụng để giải thích cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xét lại cắt xén lý luận của C. Mác về tích lũy tư bản khi cho rằng, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không có quy luật chung về tích lũy tư bản. Sự thay thế sản xuất nhỏ bằng sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đang bị chậm lại và trong nông nghiệp không thể diễn ra; các liên hợp xí nghiệp và các các-ten lại tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản khắc phục khủng hoảng. Do đó, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản sẽ dịu đi và vì vậy, không cần đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, mà chỉ cần sự thâm nhập hòa bình của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện được mục tiêu xóa bỏ áp bức, bóc lột.
Chủ nghĩa xét lại về kinh tế theo V.I. Lê-nin cho
rằng, quan điểm của chính trị học là phiến diện và thiển cận. Bởi vì, một mặt, quan điểm đó chỉ là sự
khái quát cực kỳ nông cạn, không gắn với toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa; mặt khác, chỉ dựa vào những hiện
tượng phát triển phồn vinh công nghiệp trong thời gian ngắn của xã hội tư bản,
mà không xét cả quá trình để thấy rằng, khủng hoảng chưa hề mất đi, sau phồn
vinh, khủng hoảng lại nổ ra. Tuy hình thức, trình tự và diễn biến của khủng
hoảng có thể thay đổi, nhưng nó vẫn là điều mà chế độ tư bản chủ nghĩa không
thể tránh khỏi. Ông viết: “Trong vấn đề này, bọn xét lại đã mắc sai lầm về
phương diện khoa học, vì chúng đã khái quát hời hợt những sự kiện lượm lặt một
cách phiến diện, không có liên hệ với toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đồng
thời, ông bác bỏ việc chủ nghĩa xét lại dùng những luận cứ thiếu khoa học để
phản đối “lý luận về sự phá sản” của chủ nghĩa Mác nhằm cổ xúy quan điểm cho
rằng mâu thuẫn giai cấp đã dịu đi. Ông chỉ ra rằng, sự ra đời của các-ten và
tờ-rớt tuy có liên kết các ngành sản xuất với nhau, nhưng đồng thời chúng lại
làm cho tình trạng vô chính phủ trong sản xuất tăng lên mạnh mẽ, khiến đời sống
của giai cấp vô sản ngày càng không được bảo đảm, ách áp bức của giai cấp tư
sản ngày càng nặng nề, làm cho mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, tới mức độ
chưa từng thấy.
V.I. Lê-nin vạch trần những mưu toan xét lại lĩnh
vực kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác và nêu rõ cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa xét lại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chắc chắn có rất nhiều
thế lực phản động, thù địch luôn tìm cách chống phá, xuyên tạc chủ nghĩa Mác
với nhiều hình thức về kinh tế chính trị. Nhiệm vụ của những người cộng sản là
phải thường xuyên đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ
nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, ông đi đến kết luận: “Bọn xét
lại hoàn toàn không đóng góp được tí gì vào học thuyết ấy và do đó, không để
lại được dấu vết nào trong sự phát triển của tư tưởng khoa học”.
Ở Việt Nam, phải chú trọng đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu
hiện của chủ nghĩa xét lại với cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa
bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cần tập trung đấu
tranh trên tất cả các nội dung, trong đó có nội dung cơ bản chủ nghĩa xét lại
về kinh tế./.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ, Đảng viên phải có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trả lờiXóa