NN2021
Ngày 08 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946, nhân dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là Quốc hội đầu tiên, Quốc hội khóa I của nước ta.
Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo các nguyên tắc
phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội có nhiệm kì là 5 năm.
Theo Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm
Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Thực
hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc
hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3. Quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết
định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà
nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa
đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5. Quyết
định chính sách dân tộc của Nhà nước;
6. Quốc
hội quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7. Bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các
Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng
và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
8. Quyết
định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; thành lập và giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9. Bãi
bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với
Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10.
Quyết định đại xá;
11.
Quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ
trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quy định
huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự Nhà nước;
12.
Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà
bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác nhằm bảo đảm
quốc phòng và an ninh quốc gia;
13.
Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại;
phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14.
Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa