Gió
biển
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV vào 23/5/2021 sắp tới là sự kiện chính trị vô cùng quan trọng diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Để phá hoại cuộc bầu cử này, kẻ thù
đang đẩy mạnh các hoạt động rêu rao, tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc,
phản động trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: “Cơ
chế Đảng cử, dân bầu là không bảo đảm dân chủ trong bầu cử”; “Quốc hội qua các
nhiệm kỳ chưa làm tròn chức trách là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước,
phần lớn đại biểu chỉ là cơ cấu để bấm nút bỏ phiếu, chưa thể hiện được tiếng
nói và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân”; “Tổ chức bầu cử như hiện
tại chỉ gây lãng phí tiền của nhân dân”; “Cuộc bầu cử
này là không chính danh, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”; “Cuộc bầu cử
chỉ do Đảng độc diễn, người dân không có vai trò gì”; “Cuộc bầu cử không có gì
mới so với trước đây”; Đảng “phân biệt đối xử với người tự ứng cử”; “Việc quy
định con số và tỷ lệ đại biểu do Đảng áp đặt là tùy tiện, trái Hiến pháp”....
Chính vì vậy, chúng kêu gọi bỏ “Đảng cử, dân bầu”, mở rộng đường cho việc tự
ứng cử, tự vận động, tranh cử công khai để cử tri lựa chọn...
Những luận điệu trên của kẻ thù thực sự
hết sức phản động, thâm độc nhằm đánh lừa và hướng dư luận ủng hộ cho những mưu
toan của chúng. Phải khẳng định rằng: Nước ta là nước
dân chủ, mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân, tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta đã diễn ra
được 14 khóa, từ khóa đầu tiên (6/01/1946) đến nay đều được tiến hành một cách
dân chủ, công khai bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc và đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Điều này đã được hiến định rõ ràng
trong Hiến pháp năm 2013 (tại Điểm 1, Điều 4): “Đảng Cộng sản Việt Nam - đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”.
Hơn nữa, trong Hiến
pháp năm 2013 (tại Điều 27) của nước ta quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở
lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND”.
Luật Bầu cử số 85/2015/QH13 ở Việt Nam (tại Điều 2) quy định: “Tính đến
ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ
18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật này”. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu HĐND các cấp năm 2015 (tại Khoản 5, Điều 4) quy định “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu HĐND các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND các cấp”. Như vậy, mọi công dân đều có quyền ứng cử và
bầu cử theo luật định. Việt
Quốc hội Việt Nam là cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, có
chức năng lập pháp, quyết định những chủ
trương, chính sách quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại và giám sát
tối cao hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta đang nỗ lực đoàn kết thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, chúng ta
hướng đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới như
ngày hội của toàn dân với tinh thần phấn khởi, tự hào để thông qua lá phiếu có
trách nhiệm của mình lựa chọn những đại biểu
thực sự có đức, có tài đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của nhân dân
xứng đáng là nơi gửi gắm niềm tin của cử tri cả nước vì một nước Việt Nam “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa