Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

ĐIỆP KHÚC THEO KIỂU “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”

 

                                                                                          Văn hóa

Vừa qua trên các website, báo chí nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá công tác chuẩn bị bầu cử với những chiêu trò rất tinh vi, thâm độc. Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những nhận định thiếu khách quan, sai sự thật, các thế lực thù địch, phản động muốn gây nhiễu thông tin, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, hoài nghi về công tác bầu cử, nhận thức không đúng về bầu cử, nhất là công tác nhân sự của bầu cử.

Bằng việc tự dàn dựng, các thế lực phản động đưa ra những nhận định vô căn cứ về công tác nhân sự cán bộ liên quan đến bầu cử Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ mới. Trong một số bài viết chúng ngang nhiên cho rằng, công tác nhân sự chủ chốt đã “an bài”. Và rằng, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng “thỏa hiệp”, “phân chia”, bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức. Chưa hết, chúng còn suy diễn, bình luận thiếu căn cứ, mang tính quy chụp, làm sai lệch bản chất về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, nhất là về số lượng đại biểu là người ngoài Đảng; chúng cho rằng, cần chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng để “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội. Thực chất, đây là thủ đoạn mà các thế lực thù địch nhằm biến tướng, sai lệch chủ trương của Đảng, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, làm cho những người nhẹ dạ, cả tin dễ bị dao động tư tưởng, qua đó hướng đến phá hoại công tác chuẩn bị nhân sự ứng cử dự bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Có thể nhận thấy, những luận điệu trên của các thế lực thù địch hoàn toàn đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam, tiếp sức cho các thế lực bên ngoài phá hoại, cản trở bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

Trước những luận điệu xuyên tạc trên cho thấy, việc nhận diện kịp thời, vạch trần bản chất phản động và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái là hết sức cần thiết. Điều này thể hiện tính nghiêm minh, hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại, đáp ứng đòi hỏi từ chính thực tiễn. Bởi lẽ, bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào trên thế giới cũng đều có những cách thức, biện pháp đấu tranh với những thế lực đi ngược lại lợi ích của chính quốc gia đó. Ở nước ta, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 133-SL, ngày 20-1-1953 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Điều 1 của sắc lệnh ghi rõ: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất cho dân tộc, nay ban hành sắc lệnh này nhằm mục đích trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc. Điều 11 của sắc lệnh ghi: Kẻ nào vì mục đích phản quốc, có những hành động tuyên truyền cổ động cho địch như: Phao tin đồn nhảm làm cho nhân dân hoang mang; Bất cứ dùng cách gì để tuyên truyền cho chính sách áp bức, bóc lột, lừa phỉnh của địch; Đầu độc, trụy lạc nhân dân bằng văn hóa nô dịch; Tuyển mộ ngụy binh hay mộ phu cho địch; Dụ dỗ bộ đội, cán bộ, nhân dân bỏ hàng ngũ kháng chiến đi theo địch, sẽ bị xử phạt như sau: Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình. Bọn tay chân mà tội trạng tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống... Đáng chú ý, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”. Đồng thời, Đảng cũng nhấn mạnh: “đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị”; “Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, là nền tảng vững chắc để thống nhất nhận thức và chủ động, tích cực nhận diện, đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ sự thành công của bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới.

Vì thế, ngày 11/01/2021 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Theo đó, việc dự kiến cơ cấu, cách thức tổ chức bầu cử, thành phần đại biểu Quốc hội khóa mới, số lượng đại biểu trong Đảng, ngoài Đảng, chuyên trách hay không chuyên trách… là hoàn toàn khoa học và đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là nội dung rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đại biểu khi được bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp khóa mới./.

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa