Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

THỰC HÀNH DÂN CHỦ

 

hp

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động; có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng cộng sản, quản lý xã hội bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa; hướng tới giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện một nền dân chủ thực sự trên mọi mặt của đời sống xã hội… Mục tiêu dân chủ tư sản là nhằm duy trì, thiết lập, bảo vệ lợi ích, sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ, văn minh của nhân loại, thực hiện một nền dân chủ giả hiệu, giả dối và cắt xén.

Có bộ phận cán bộ có biểu hiện giáo điều, cho rằng vấn đề dân chỉ dừng ở quan niệm về dân chủ XHCN, mà điều quan trọng hơn là phải tiếp tục thực hành, phát huy dân chủ - nghĩa là phải tạo được bước chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”. Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội thực sự dân chủ, Đại hội XII của Đảng xác định rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân. Văn Kiện Đại hội XIII có viết: “trong mọi công việc của Đảng và nhà nước, phải luôn quán triêt sâu sắc quan điển “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhâm dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới…”.

Thực hành dân chủ XHCN, quán triệt tốt tinh thần nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ, dân chủ thực sự, thực hành dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực, là người thực hiện quyền lực, có quyền và được bảo đảm các điều kiện cần thiết để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Từ đó có hệ thóng các giải pháp thực hành dân chủ.

Cùng với tuyên truyền giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò người đứng đầu, bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng cần công khai, minh bạch công tác tổ chức, cán bộ là biện pháp quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng dân chủ hình thức. Khắc phục tình trạng dân chủ hình thức trong sinh hoạt Đảng nói chung và trong công tác cán bộ là một trong “những việc cần làm ngay”, vừa là đòi hỏi bức bách từ thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vừa đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cơ quan, đơn vị chức năng cần thanh tra, kiểm tra, phát hiện và uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên. Xác định rõ nguyên nhân sai phạm, nhất là những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng xử lý trách nhiệm của cơ quan tham mưu và của người đứng đầu đối với những trường hợp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn.

Những điều trên đây đã đi từ linh hồn, bản chất kinh điển là V.I.Lênin đã dạy, thực tiễn cao hơn nhận thức lý luận không những ở tính phổ biến mà còn ở tính hiện thực trực tiếp./.

 

1 nhận xét:

  1. heo chủ tịch Hồ Chí Minh, “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”.

    Trả lờiXóa