HP
Xét lại triết học Mác là một trong các nội dung cơ bản của chủ nghĩa xét lại. Trong lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xét lại phủ định hoàn toàn triết học mác-xít. Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, điểm yếu nhất trong học thuyết của C. Mác và Ph. Ăng-ghen là sử dụng phương pháp nghiên cứu của Hê-ghen về mâu thuẫn; xuyên tạc sự vận động biện chứng của mâu thuẫn bằng con mắt lệch lạc, cứng đờ, siêu hình, như thay đấu tranh của các mặt đối lập bằng sự thỏa hiệp, phủ nhận sự nhảy vọt về chất trong phát triển, thay cách mạng bằng tiến hóa...
Đồng thời, phủ nhận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tìm cách lắp ghép chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa Can-tơ mới, hay với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Ma-khơ. Họ còn phê phán quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác khi cho rằng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội không chỉ là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn có pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, truyền thống, điều kiện tự nhiên và ý thức của con người. Nhìn chung, chủ nghĩa xét lại đã “tầm thường hóa về mặt triết học đối với khoa học”, sử dụng “tinh thần chiết trung” để gạt bỏ cái tinh túy trong chủ nghĩa duy vật lịch sử.Đấu tranh với quan niệm sai lầm của chủ nghĩa xét
lại, V.I. Lênin cho rằng, triết học của chủ nghĩa Mác là một hệ thống tư tưởng
khoa học, đối lập với mọi dạng của chủ nghĩa duy tâm. Không chỉ chủ nghĩa xét
lại, mà ngay cả mọi triết học tư sản hiện đại và các giáo sư thần học cũng
không thể đánh đổ được triết học mác-xít, hoặc kéo nó về với chủ nghĩa duy tâm.
Do đó, trong tác phẩm “Chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lê-nin dựa vào
những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại để chứng minh sự đối lập giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đồng thời tuyên bố về sự phá sản triệt
để của chủ nghĩa xét lại khi có ý đồ điều hòa triết học của chủ nghĩa Mác với
triết học duy tâm, chủ nghĩa Can-tơ mới và chủ nghĩa Ma-khơ.
Những mưu toan xét lại các bộ phận cơ bản của chủ
nghĩa Mác, đã được V.I. Lê-nin vạch trần về bản chất; đồng thời nêu rõ cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa xét lại là vô cùng nan giải và phức tạp, cần có sự kiên
trì và bền bỉ của những người cộng sản. Những người cộng sản là phải thường
xuyên đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên cơ sở những luận
cứ khoa học, như V.I. Lê-nin từng phê phán, phản bác chủ nghĩa xét lại; đồng
thời, tiếp tục bổ sung, phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học,
sáng tạo vào thực tiễn cách mạng.
Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại là nội dung căn
bản của công tác tư tưởng. Ở Việt Nam,
phải chú trọng đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại với cuộc đấu
tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhận định: hiện
nay “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh
giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của
các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn
bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”. Do đó, các thế lực thù địch đang
lợi dụng một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, không vững vàng về lập
trường, quan điểm trong tình hình mới để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng,
Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Một số đối tượng cơ hội chính
trị, cực đoan quá khích mặc dù đang sống và hưởng thụ thành quả cách mạng do
Đảng và nhân dân mang lại, nhưng vẫn bí mật cộng tác với những phần tử phản
động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Thậm chí, có những người trước đây
từng giữ cương vị, trọng trách cao ở các cơ quan đảng, nhà nước, sau khi nghỉ
hưu hoặc vì bất mãn cá nhân lại có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, đánh giá
lịch sử một cách thiếu khách quan, toàn diện./.
Các đối tượng phản động thường tán phát các bài viết xuyên tạc, phủ nhận Học thuyết Mác-Lênin, nói xấu Đảng, kích động người dân đấu tranh xóa bỏ Đảng CSVN. Chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa