Phương Ngọc
Sau khi vượt qua vòng hiệp thương, ứng viên ĐBQH khóa 15 Lương Thế Huy đã đột nhiên "xóa sạch dấu vết" trên Facebook, Twitter và Youtube. Người ta không thể tìm được bất cứ bài viết hay một clip nào của Lương Thế Huy liên quan đến chính trị hay tình dục nữa. Đó là dấu hiệu không bình thường và người ta đặt câu hỏi vì sao Lương Thế Huy phải xóa sạch mọi dấu vết đó?
Câu trả lời không khó, vì
các dấu vết đó gây bất lợi cho anh ta nếu để cử tri đọc hoặc xem được. Trước
đó, Lương Thế Huy có nhiều bài viết nhiều clip đăng tải lên Facebook, Twitter
và Youtube có nội dung mà theo cư dân mạng là không mấy lành mạnh. Việc xóa bỏ
các bài viết, clip gây bất lợi cho Huy được tiến hành ngay lập tức khi tờ
VnExpress thông tin "Người đấu tranh vì cộng đồng LGBT ứng cử Quốc
hội" vượt qua vòng hiệp thương.
Không biết Lương Thế Huy
tự tay xóa sạch hay có một đội ngũ đã làm việc này, nhưng cách xóa xét về mặt
kỹ thuật là cực kỳ chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp tới mức gần như không để lại
bất kỳ một dấu vết nào. Do đó, để biết được Lương Thế Huy là người như thế nào,
chúng ta có thể xem xét cơ quan mà anh ta đảm nhận chức vụ Viện trưởng viện
iSSE.
Viện iSEE không phải là
một Viện nghiên cứu của nhà nước mà là một Viện do cá nhân ông Timothy Edward
(người Úc) và ông Lê Quang Bình (người Việt) thành lập vào năm 2007. Về bản
chất nó là một tổ chức xã hội dân sự (XHDS) có hoạt động theo kiểu một tổ chức
phi chính phủ (NGO). Mặc nhiên là, dù không thuộc bộ máy của nhà nước Việt Nam,
nhưng mọi hoạt động của iSEE phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế iSEE hoạt
động được là nhờ vào tài trợ của các tổ chức NGO nước ngoài như Asia Society,
Usaid, Asia Foundation, Oxfam, Care, World Vision, Plan International,
childfund... Hẳn nhiên, không ai cho không ai cái gì, và khi anh sống nhờ vào
túi tiền của người khác, chắc chắn anh sẽ phải thực hiện theo các yêu cầu của
họ. Nếu gõ vào ô tìm kiếm của google để biết Usaid, Care... thực chất là của ai
và vì sao họ lại muốn có mặt ở khắp nói trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy,
iSEE cũng như các NGO nội địa khác, ngoài các hoạt động theo giấy phép với các
danh nghĩa rất nhân văn, tiến bộ thì cũng có nhiều hoạt động, vượt ra khỏi phạm
vi đã đăng ký, vi phạm pháp luật Việt Nam. Thậm chí, khi bị cơ quan quản lý
tuýt còi, iSEE còn lách luật để thực hiện cho bằng được mục đích mà phía NGO
nước ngoài đặt ra. Dưới đây là vài nội dung mà iSEE đã vi phạm:
1. Việc tuân thủ pháp
luật Việt Nam khi thực hiện các dự án
- Dự án "Xây dựng
năng lực và tăng cường quyền cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển
giới (LGBT)" do tổ chức COC Hà Lan tài trợ: Bộ KH&CN đã có công văn số
2163 (30/6/2017) thông báo Hồ sơ đề nghị phê duyệt viện trợ nước ngoài của dự
án chưa đầy đủ và hợp lệ, nhưng phía iSEE vẫn tiếp nhận 37.530 Euro và triển
khai dự án.
- Dự án "Nghiên cứu
phân biệt đối xử đối với các nhóm thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương tại nơi
làm việc" do Tổ chức Lao động Quốc tế" tài trợ: Bộ KH&CN cũng đã
có công văn thông báo Hồ sơ đề nghị phê duyệt viện trợ nước ngoài của iSEE chưa
đầy đủ và hợp lệ. Tuy nhiên, bất chấp việc chưa được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, iSEE vẫn tiếp nhận viện trợ và triển khai dự án.
- Dự
án "Thúc đẩy giáo dục về quyền con người tại Việt Nam 2016-2017" do
Chương trình hợp tác kỹ thuật Viêt- Úc về quyền con người, Bộ Ngoại giao -
Thương mại Úc và ủy ban Nhân quyền Úc tài trợ: Bộ KH&CN có công văn từ
chối, iSEE đã cùng ĐSQ Úc tổ chức Lễ Hội hóa trang (Mardi Gras) trong khuôn
viên ĐSQ Úc. Đây là phương thức lách luật, bản chất là vẫn thực hiện dự án
nhưng dưới hình thức khác.
- Dự án hộ trợ "Nhóm
làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) mở rộng không gian xã hội dân sự
và tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định chính sách và phản
biện xã hội, do ĐSQ Đan mạch và Oxfam tại Việt Nam tài trợ (2017): Bộ KH&CN
chưa phê duyệt, iSEE đã nhận kinh phí tài trợ nhưng cho đến nay vẫn chưa triển
khai nội dung nào.
2. Việc tổ chức Hội thảo
quốc tế trái phép
- Hội thảo "Vai trò
xã hội dân sự trong sự phát triển xã hội, kinh tế,văn hóa Việt Nam": Trong
Hồ sơ hội thảo do iSEE cung cấp, không tìm thấy văn bản nào cho thấy iSEE được
phép tham gia tổ chức hội thảo này. Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của iSEE
ban hành kèm theo quyết định số 2755/QĐ-BKHCN ngày 8/9/2011 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN thì iSEE chỉ được thực hiện các dịch vụ: Thông tin, tư vấn,chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực được đăng ký, không bao gồm dịch vụ tổ chức hội
nghị, hội thảo.
- Hội thảo xã hội dân sự "Bài
học từ quá khứ và định hướng cho tương lai Việt Nam: ISEE đã tiến hành dịch vụ
tổ chức hội nghị hội thảo khi không được phép và cũng không nằm trong số các
dịch vụ mà iSEE đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
3. Vi phạm trong thực
hiện nghĩa vụ thuế
Đây là nội dung mà iSEE
có nhiều vi phạm nhất. Chỉ tính riêng năm 2019, là thời gian mà Lương Thế Huy
làm Viện trưởng đã 2 lần iSEE bị Chi cục thuế quận Ba Đình xử phạt vi phạm hành
chính vì có vi phạm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.
4. Xuất bản và phát hành
sách có nội dung độc hại
Phải khẳng định là iSEE
đã phát hành sách rất nhiều, nhưng trong số đó có không ít sách có nội dung độc
hại, tuyền truyền sai lệch thực tế tình hình Việt Nam, đặc biệt là xuyên tạc
hoàn toàn về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam, xuyên tạc về thái độ ứng
xử của nhà nước ta với các tổ chức xã hội dân sự và hướng dẫn các tổ chức phi
chính phủ cách thức làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Vẫn còn rất nhiều những
cuốn sách có nội dung độc hại mà iSEE đã tổ chức biện soạn, xuất bản và phát
hành. Trách nhiệm của các nhà xuất bản và các cơ quan liên quan sẽ không bàn ở
đây, nhưng rõ ràng, với những sai phạm trên đây của Viện nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường là rất nghiêm trọng và nó phản ánh nhân cách và phẩm chất
chính trị của người đứng đầu. Vậy nên, cử tri hãy cân nhắc thận trọng khi bầu
cho Lương Thế Huy.
Những người có liên quan đến các tổ chức thù địch thì tốt nhất là không tín nhiệm và không bầu vào ĐBQH
Trả lờiXóa