Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

NHỮNG DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÉT LẠI THEO TINH THẦN CỦA V.I. LÊNIN

HP

V.I. Lê-nin viết: “Trào lưu đó mang tên Béc-stanh, nhà cựu mác-xít chính thống, vì Béc-stanh đã làm ầm ĩ nhất và nói lên đầy đủ nhất về những điểm sửa chữa học thuyết Mác, về việc xét lại chủ nghĩa Mác, tức là chủ nghĩa xét lại”. Lênin đã đề cập với chủ nghĩa xét lại như vậy, họ có  xu hướng rời bỏ, thoát ly khỏi lý luận gốc là chủ nghĩa Mác. Thực chất, chủ nghĩa xét lại “là một biến tướng từ chủ nghĩa cơ hội của Béc-stanh trên quan điểm tư sản - tự do chủ nghĩa”.

V.I. Lê-nin đã vạch trần, Chủ nghĩa xét lại có mục đích của là từ bỏ mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, từ bỏ cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. nguồn gốc hình thành, hình thức thể hiện và nội dung xét lại (phê phán) của chủ nghĩa xét lại, trên cơ sở đó bổ sung lý luận của chủ nghĩa Mác. Về nguồn gốc hình thành, theo V.I.  Lê-nin, nguồn gốc tư tưởng của chủ nghĩa xét lại là hệ tư tưởng tư sản - lấy lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu; nguồn gốc kinh tế của nó là chủ nghĩa đế quốc có sự điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới, đồng thời mua chuộc tầng lớp trên trong giai cấp công nhân bằng hình thức siêu lợi nhuận thuộc địa; nguồn gốc lịch sử của nó là chủ nghĩa tư bản bước sang thời kỳ phát triển tương đối hòa bình, các hình thức đấu tranh nghị trường được sử dụng rộng rãi; nguồn gốc giai cấp của nó là sự tham gia đông đảo của các phần tử tiểu tư sản vào Đảng Dân chủ - Xã hội Đức, khi mà chủ nghĩa Mác trở thành một cái “mốt” rất hấp dẫn đối với tầng lớp thanh niên tiểu tư sản; nguồn gốc xã hội của nó là việc các đảng tư sản cầm quyền áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tự do, chính sách cải cách, chủ nghĩa dân tộc. Ngoài ra, chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do trong hàng ngũ những người cách mạng có những phần tử phản bội, không vững vàng về lập trường tư tưởng, không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thời đại. Tổng hợp các nguồn gốc hình thành của chủ nghĩa xét lại, V.I. Lê-nin khẳng định: “Thế là 50 năm thứ hai sau khi chủ nghĩa Mác ra đời (những năm 90 của thế kỷ trước) đã bắt đầu bằng cuộc đấu tranh của một trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác trong nội bộ chủ nghĩa Mác... Trào lưu đó... là chủ nghĩa xét lại”.

Chủ nghĩa xét lại có hai khuynh hướng chủ yếu là “tả khuynh” và “hữu khuynh”. Chủ nghĩa xét lại “hữu khuynh” tìm cách thay thế những nguyên lý của chủ nghĩa Mác bằng những quan điểm, những cải cách tư sản. Chủ nghĩa xét lại “tả khuynh” lại đánh tráo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác bằng những quan điểm vô chính phủ, chiết trung, duy ý chí có tính tiểu tư sản, phủ nhận tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản và chuyên chính vô sản.

Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại là một trong các nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng lý luận. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng bằng vũ khí lý luận cũng chính là quá trình tự hoàn thiện chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời nhằm phản bác lại những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch và xét lại một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần tránh mọi biểu hiện của khuynh hướng cực đoan vô nguyên tắc, núp dưới khẩu hiệu “bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin” để phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng vốn có của chủ nghĩa Mác - Lê-nin./.  

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải kiên quyết, chủ động tích cực vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không cho chúng chống phá, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Trả lờiXóa