Vấn đề khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp là dự
báo của các nhà kinh điển mácxít và dự báo đó ngày nay đã trở thành hiện thực.
Đây là xu thế tất yếu trong nền sản xuất
xã hội dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Cách mạng khoa học kỹ thuật luôn gắn với nền
sản xuất xã hội và ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.
Ngày nay, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại đã trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất
và đời sống xã hội. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại là đặc trưng cơ bản của thời đại hiện nay. Do vậy, ngày nay khoa học là đặc
trưng của lực lượng sản xuất hiện đại.
Thực tế cho thấy, khoa học trực tiếp sản xuất ra các loại hàng hoá đặc biệt,
như phát minh; sáng chế; quy trình công nghệ và trở thành ngành sản xuất với
đầu tư ngày càng tăng; khoa học đi vào hợp lý hoá quá trình tổ chức, quản lý
sản xuất, nâng cao năng xuất lao động của con người. Sự phát triển của khoa học
hiện nay đã rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu với ứng dụng và có khả năng
phát triển “vượt trước” để giải quyết những mâu thuẫn do nhu cầu sản xuất đặt
ra, do vậy nó thực sự là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát
triển. Khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất, sự thâm
nhập của nó ngày càng trở nên mạnh mẽ đưa tới tăng năng xuất lao động và làm cho
hàm lượng trí tuệ của các sản phẩm làm ra ngày càng cao. Tuy nhiên, khi nói
khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp không nên hiểu đây là yếu tố
thứ 3 trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất ( người lao động và tư liệu sản xuất ).
Nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học trong
sản xuất xã hội và phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng định, phát triển khoa
học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong thời gian tới đây được Đảng
ta chỉ rõ, khoa học xã hội và nhân văn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lý
luận và thực tiễn, dự báo các xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học
cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã
hội. Khoa học tự nhiên hướng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ
sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Khoa học và
công nghệ hướng vào nâng cao năng suốt lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường… Coi trọng nghiên cứu cơ bản,
tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ.
L.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét