Triết học tư sản hiện đại là triết học của giai cấp tư sản
hiện đại ở phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là sau 1945 đến nay.
Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản trở nên
lỗi thời, phản động, giai cấp vô sản đứng ở vị trí trung tâm của thời đại. Cách
mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội, giữa phong trào giải phóng dân tộc với chủ nghĩa thực dân đế quốc, giữa các trung
tâm tư bản vơi nhau.. diễn ra rất sâu sắc, quyết liệt. Cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa Mác- Lênin ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trên
toàn thế giới, cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận ngày càng gay gắt. Đồng thời,
đây cũng là thời kỳ nhân loại phải chứng kiến hai cuộc đại chiến thế giới
(1914- 1918; 1939- 1945); sự thoái trào
của phong trào cách mạng thế giới, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa và
những hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Vì thế, có thể coi: Triết học tư sản hiện
đại là hệ thống những quan điểm, những học thuyết triết học phản ánh những mặt
nhất định của xã hội tư bản khi nó bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
Khác với triết học tư
sản các thời kỳ trước, triết học tư sản hiện đại có những đăc điểm sau:
Thứ
nhất: Thế giới
quan bao trùm, thống trị triết học tư sản hiện đại là chủ nghĩa duy tâm- tôn
giáo, được che đậy dưới nhiều hình thức
khác nhau như chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phờrớt, chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy lý phê phán, chú giải học...
Thứ
hai: Phương pháp
luận của triết học tư sản hiện đại là phép siêu hình và chủ nghĩa chiết trung
Thứ
ba: triết học tư
sản hiện đại từ bỏ quá khứ, từ bỏ chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng cách mạng, tư
tưởng duy lý, niềm tin vào khoa học và vào lý trí con người, quay về với thần
học, chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa phi duy lý, phủ nhận những quy luật khách
quan và khả năng của con người trong nhận thức và cải tạo xã hội.
Thứ
tư: Triết học
tư sản hiện đại rất đa dạng, phức tạp và
không thuần nhất với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa khác nhau, xuất
hiện kế tiếp và thay thế nhau giữ vai trò chủ đạo với những mức độ khác nhau.
Thứ
năm: Xu hướng
mới nhất của sự phát triển triết học tư
sản hiện đại là tích hợp quan điểm với nhau và với triết học Mác - Lênin.
Những đặc điểm trên
đây là cơ sở khoa học để xem xét, đánh giá đúng đắn các trào lưu triết học tư
sản hiện đại ; từ đó có chiến lược, sách
lược, nội dung, hình thức, biện pháp đấu
tranh tư tưởng lý luận phù hợp, đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.
Cùng với việc chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế”, cần dự báo kịp thời những ảnh
hưởng của triết học tư sản hiện đại đối
với đời sống tinh thần xã hội; chủ động tiến hành cuộc đấu tranh ngăn ngừa,
khắc phục những tác động tiêu cực của nó đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
L.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét