Điều kiện kinh tế
– xã hội, Chủ
nghĩa tư bản ra đời, lực lượng sản xuất phát triển, giai cấp vô sản phát triển
cả số lượng chất lượng; mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtl
mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, đấu tranh giai cấp và các cuộc khởi
nghĩa vũ trang tiêu biểu - cơ sở vật chất xã hội và nhu cầu thực tiễn cho lý
luận triết học khoa học và cách mạng.
Cái có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự ra
đời của triết học Mác chính là sự phát triển ngày càng gay gắt của những mâu
thuẫn đối kháng trong lòng xã hội tư bản nửa đầu thế kỷ XIX, và đi liền với nó
là nhu cầu ngày càng tăng của phong trào công nhân về một lý luận thực sự khoa
học và cách mạng dẫn đường trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
Bên cạnh đó, những
thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên đương thời, tiêu biểu là định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết về tế bào và thuyết tiến hoá của các
giống loài đã tạo ra tiền đề khoa học tự nhiên vững chắc cho sự ra đời
của triết học Mác
Đồng
thời, toàn bộ lịch sử tư tưởng - văn hoá nhân loại, đặc biệt là những thành tựu
lý luận đầu thế kỷ XIX – triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp - đã chuẩn bị đầy đủ những tiền đề lý luận
cho sự ra đời của triết học Mác. Trong đó, những hạt nhân hợp lý của triết học
duy tâm khách quan của Hêghen và những thành tựu to lớn trong chủ nghĩa duy vật
nhân bản của Phoiơbắc trở thành nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
(Trí tuệ thiên tài
tình cảm cách mạng với giai cấp, hoạt động thực tiễn cá nhân, tình bạnvĩ đại,
bước chuyển lập trường giai cấp)
Tất
nhiên, sự ra đời của triết học Mác không chỉ là kết quả vận động hợp quy luật
của các nhân tố khách quan mà còn mang dấu ấn sâu sắc của các phẩm chất chủ
quan của C. Mác và Ph. Ăngghen. Chính những phẩm chất cá nhân đặc biệt của C.
Mác và Ph. Ăngghen - những phẩm chất mà suy đến cùng thì cũng do lịch sử lịch
sử quy định - đã tạo nên tính độc đáo
của triết học Mác trong tiến trình khách quan của lịch sử tư tưởng nhân loại
L.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét