Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA V.I. LÊNIN TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ



Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Tình hình ấy làm trầm trọng thêm mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi có sự khái quát lý luận mới bổ sung cho chủ nghĩa Mác về cách mạng, tiếp tục khẳng định con đường, mục tiêu đấu tranh của giai cấp vô sản.
Đầu thế kỷ XX nước Nga nổi nên những mâu thuẫn chính trị xã hội gay gắt. Giai cấp vô sản Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn.sê.vích đã trở thành đội tiên phong của phong trào công nhân quốc tế. Trong khi đó bọn Men.sê.vích cùng những người Nga theo chủ nghĩa Ma khơ, bọn cơ hội xét lại ở Quốc tế II ra sức xuyên tạc, phủ cách mạng vô sản, sứ mệnh của giai cấp công nhân.
Cách mạng tháng Mười thắng lợi, giai cấp vô sản Nga bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới . Sự nghiệp vĩ đại vô cùng khó khăn đó, đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ phải giải đáp  cả về lý luận và thực tiễn.
Trung thành với chủ nghĩa Mác, khái quát thực tiễn phong trào cách mạng, nhất là thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội V.I. Lênin đã bảo vệ, phát triển toàn diện chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác
Một là: V.I. Lênin đã luận giải sâu sắc phương pháp tiếp cận, phát triển, làm phong phú thêm lý luận hình thái kinh tế xã hội của C. Mác, khẳng định phương thức sản xuất là nhân tố cơ bản quyết định đời sống xã hội; làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vai trò của ý thức xã hội đối với sự phát triển xã hội.
Hai là: Trong khi đấu tranh chống phái kinh tế và lý luận tự phát những kẻ làm tay sai cho giai cấp tư sản V.I. Lênin đã phát triển triết học C. Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp khi chư­a có chính quyền, nhấn mạnh vai trò của đấu tranh chính trị, vai trò của hệ tư tưởng vô sản. Kế thừa những quan điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen về giai cấp và khái quát kinh nghiệm thực tiễn V.I. Lênin đư­a ra định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp với những đặc trưng cơ bản, phổ biến, ổn định nhất của giai cấp giúp ta cơ sở khoa học phân biệt các giai cấp khác nhau. luận chứng tính tất yếu, nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ.
Ba là: Cùng với việc lãnh đạo phong trào cách mạng Nga, V.I. Lênin tiếp tục nghiên cứu lý luận phát triển sáng tạo triết học Mác bằng việc nêu tư tưởng liên minh cách mạng giữa công nhân và nông dân, một lực lượng quyết định, điều kiện chủ yếu cho thắng lợi của cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. làm rõ và phong phú hơn vấn đề xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản và chính đảng của nó trong cách mạng dân chủ tư sản, đặc biệt là tư tưởng  về bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên nêu đặc điểm của cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trên cơ sở phát hiện quy luật phát triển không đều về kinh tế, chính trị , xã hội của chủ nghĩa đế quốc V.I. Lênin đã chỉ rõ khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số ít thậm chí ở một nước riêng lẻ, hơn nữa không nhất thiết phát triển cao về kinh tế, chỉ ra những điều kiện để một nước có thể bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế đi lên một hình thái kinh tế cao hơn. Khởi thảo lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa; làm sâu sắc hơn quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ chặt chẽ giữa đảng vô sản và quần chúng nhân dân.
Bốn là: Để đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội xét lại và trang bị lý luận cho phong trào cách mạng V.I. Lênin đã hệ thống, phát triển toàn diện học thuyết về nhà nước của C. Mác, đặc biệt là lý luận về chuyên chính vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản; khẳng định sự tồn tại tất yếu của nhà nước chuyên chính vô sản, chỉ rõ sự khác biệt căn bản giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, sự tiêu vong của nhà nước.
Năm là: Trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô viết V.I. Lênin phát triển, làm phong phú hơn tư tưởng của C. Mác- Ph. Ăngghen về thời kỳ quá độ; vạch ra chính sách kinh tế mới mà nhất là tư tưởng nâng cao năng suất lao động Người coi đây là cái quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của chế độ xã hội mới.          
Những cống hiến của V.I. Lênin về chủ nghĩa duy vật lịch sử là tiền đề trực tiếp cho việc phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử trong điều kiện lịch sử mới; cơ sở lý luận cho các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đề ra đường lối, chiến lược, sách lược tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa của mình, giúp chúng ta củng cố lòng tin tất thắng của chủ nghĩa xã hội, có phương pháp khoa học trong đấu tranh chống quan điểm duy tâm, phản động về lịch sử hiện nay.

                                                                                                        L.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét