Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT LÀ YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG, CÁCH MẠNG NHẤT VÀ THƯỜNG XUYÊN BIẾN ĐỔI TRONG MỘT PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT



Chủ nghĩa duy vật lịch sử  quan niệm,  lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là sự thống nhất biện chứng giữa  tư liệu sản xuất và người lao động, từ đó tạo ra được sức sản xuất và năng lực chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất  là phương thức kết hợp giữa lao động sống với lao động vật hoá và do nhiều yếu tố có quan hệ thống nhất biện chứng tạo thành. Trong đó, người lao động là chủ thể hoạt động sáng tạo, là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất với sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm, cùng tri thức lao động; còn tư liệu sản xuất , mà trước hết là công cụ lao động là phương tiện con người sử dụng tác động vào tự nhiên, là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá do chính con người sáng tạo ra được sử dụng làm phương tiện vật chất của quá trình sản xuất . Trong sự thống nhất biện chứng giữa người lao động và tư liệu sản xuất, người lao động luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất.
  Lực lượng sản xuất là yếu tố năng động, cách mạng nhất và thường xuyên biến đổi trong mộtptt sản xuất. Thực tế lịch sử cho thấy, trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất , nó biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày càng tăng lên trong tiến trình lịch sử xã hội. Sự biến đổi thường xuyên, liên tục của công cụ sản xuất tạo ra các biến đổi tất yếu trong toàn bộ lực lượng sản xuất . Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất  là thước đo năng lực, trình độ chinh phục tự nhiên của con người và xét cho đến cùng sự phát triển của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất , đồng thời là nguyên nhân sâu xa của mọi cải biến xã hội trong hiện thực. Sự phát triển của lực lượng sản xuất  còn quyết định sự thay đổi của  quan hệ sản xuất và đưa tới sự ra đời của  phương thức sản xuất mới. Vì rằng, trong một phương thức sản xuất  thì lực lượng sản xuất  là nội dung, còn  quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó, sự phát triển của lực lượng sản xuất  đưa tới sự biến đổi quan hệ sản xuất  tương ứng. Khi lực lượng sản xuất  phát triển đến một trình độ nhất định, 
 Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở lý luận để nhận thức đường lối cách mạng  xã hội chủ nghĩa của Đảng ta và vấn đề phát triển lực lượng sản xuất  ở nước ta hiện nay.

                                                                                                                       L.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét