Đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin là vấn đề lớn, một câu chuyện dài và có những căn nguyên lịch sử
của nó. Ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen cho ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, giai cấp tư sản đã thốt lên là đang
có một bóng ma ám ảnh toàn bộ Châu Âu và cũng từ đây, trong hành trình gian nan
của mình chủ nghĩa Mác đã phải đấu tranh không khoan nhượng với các kẻ thù tư tưởng
từ mọi phía. Cuộc đấu tranh đó cho đến ngày hôm nay chưa có hồi kết, thậm trí
nó đang diễn ra trong bối cảnh mới với những vận hội mới và khó khăn, thách
thức rất lớn đặt ra. Song, thực tiễn lịch sử đương đại tiếp tục khẳng định sức
sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin và theo chúng tôi, chủ nghĩa Mác -
Lênin có được sức sống trường tồn này là do nó có sự thống nhất giữa bản chất cách mạng với bản chất khoa học và nhân văn.
Bởi vậy, ngoài tính đảng, tính giai cấp mà những người sáng lập đã công khai
tuyên bố, chủ nghĩa Mác - Lênin còn có tính thời đại và mang tầm vóc, giá trị
thời đại - một trong những vấn đề hiện nay mà các thế lực thù địch, chống cộng
đang tập trung chống phá.
Tính
thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin được biểu hiện ở chính sự ra đời, phát
triển; ở bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn và vai trò của nó đối với thời
đại. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin là một sản phẩm tất yếu của lịch sử; bản
chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin phản ánh nội
dung của thời đại và thậm trí nó còn dự báo chính xác sự phát triển của chính
thời đại đó. Theo đó, từ phương diện triết học, Ph.Ăngghen chỉ rõ: bất cứ triết học nào cũng là nội dung của
thời đại được phản ánh bởi tư tưởng và các ông từng dự đoán hệ thống lý
luận của mình sẽ vượt ra khỏi biên giới nước Đức, định hướng cho sự phát triển
của thế giới đương đại và cả sau này - dự đoán của các ông đã trở thành hiện
thực và được lịch sử khẳng định.
Quá trình
ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
được trải qua các giai đoạn lớn. Lịch sử cho thấy, ở các giai đoạn đầu các nhà
kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đều có sự phát triển mới hệ thống lý luận của
mình, thông qua thực tiễn phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và đấu
tranh phê phán quan điểm sai lầm, phản động của các kẻ thù tư tưởng. Từ năm
1840 đến năm 1924, với khoảng thời gian gần 1 thế kỷ (84 năm), chủ nghĩa Mác -
Lênin đã dương cao ngọn cờ chiến thắng trước tất cả các trào lưu tư tưởng và
trở thành nền tảng tư tưởng dẫn dắt phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
giành được những thắng lợi to lớn và vĩ đại. Từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay,
cũng một khoảng thời gian tương đương gần một thế kỷ (91 năm), có nhiều biến cố
lịch sử lớn lao diễn ra trong đời sống nhân loại và nhiều thành tựu khoa học
lớn đã xuất hiện. Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, diễn ra trong bối
cảnh lịch sử mới và có 2 vấn đề đặt ra là: những người trực tiếp xây dựng, kiến
tạo ra hệ thống lý luận khoa học này không còn và quá trình vận dụng, phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin vừa đạt được những thành tựu to lớn; vừa có những
những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để vận dụng, phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh mới của lịch sử. Tuy nhiên, chủ
nghĩa Mác - Lênin vẫn tiếp tục khẳng định vai trò không thể thiếu của nó đối
với đời sống xã hội đương đại và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
hiện nay. Nó vẫn luôn đồng hành cùng thời đại, là hệ tư tưởng của thời đại và
có giá trị thời đại, đó là điều không thể phủ nhận.
Vấn
đề đặt ra hiện nay là, từ sự sụp của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô; sự
phát triển các đặc điểm mới trong giai đoạn hiện nay của thời đại, các thế lực
thù địch và chống cộng đã triệt để lợi dụng vấn đề trên để đưa ra các lý thuyết
phát triển xã hội khác nhau; đồng thời, tập trung vào công kích, phủ nhận bản
chất khoa học, cách mạng, nhân văn và giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các khuynh hướng cơ bản họ
đưa ra chống phá, xuyên tạc nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay, là: (i) Cho chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ là sản
phẩm của nền văn minh cơ khí và thích hợp với thế kỷ 19, do vậy không thích hợp
trong điều kiện toàn cầu hóa và văn minh tin học; (ii) Sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu và Liên Xô vào những thập niên cuối của thế kỷ 20 là sự sụp đổ
từ cội nguồn và chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận sai lầm đã
hết vai trò đối với lịch sử đương đại; (iii) Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời ở Phương Tây, bởi vậy nó không thể
đại diện cho thời đại và bao quát được lịch sử toàn thế giới. Có thể thấy rằng, thực chất của các luận điểm xuyên
tạc, bóp méo trên là những thiên kiến tư sản và cơ hội chủ nghĩa cần phải đấu
tranh, phản bác. Với nhận thức bước đầu,
chúng tôi cho rằng, để nâng cao hiệu quả bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin và đấu tranh phê phán các quan điểm sau trái về vấn đề này hiện nay, cần
quan tâm nhận thức, giải quyết tốt mấy vấn đề cơ bản sau:
Một
là, cần thống nhất nhận thức về vị trí, nội dung, vai trò của vấn đề trên.
Có thể khẳng định rằng, đây là một trong các nội dung, phương diện cơ bản của
cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay. Đồng thời, nó là bộ phận
tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc liên quan trực tiếp đến
củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, của xã hội ta nhằm giữ vững và thực hiện
thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội trong tình hình
mới.
Hai
là, về quan điểm tiếp cận, để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh này, cần
bám sát các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, để chỉ ra bản chất khoa
học, cách mạng, nhân văn và tính giai cấp, tính thời đại của nó. Đồng thời, chủ động đấu tranh phản bác, vạch trần bản
chất, mục tiêu, âm mưu và thủ đoạn của các quan điểm chống phá, xuyên tạc trên.
Nhận thức đầy đủ các nhân tố tác động, các điều kiện thuận lợi và những khó
khăn, thách thức đặt ra trong đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin, để xác định các phương thức mới và các giải pháp có tính đồng bộ, đột
phá phù hợp với tình hình thực tế của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước
ta hiện nay.
Ba là, về tổ chức thực hiện, cần tăng
cường công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và dự báo các phương thức, âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực lý luận chính
trị. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng tham
gia đấu tranh bảo vệ. Nâng cao hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo; bám sát
tình hình thực tiễn để tiến hành đấu tranh có kế hoạch bài bản và hiệu quả thực
sự; tránh bị động khi kẻ thù tư tưởng đưa ra các chiêu thức mới, thủ đoạn mới.
Xác định đúng nội dung, hình thức, biện pháp đấu tranh, cùng các vấn đề nổi lên
để tập trung bóc trần, phản bác. Quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của các
lực lượng tham gia đấu tranh. Sức mạnh của các hình thái ý thức xã hội không
phải tự thân mà phụ thuộc vào sự truyền bá và thâm nhập của tư tưởng vào đời
sống thực tiễn. Theo đó, cần tổ chức, động viên đông đảo cán bộ, đảng viên,
nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng; coi trọng xây dựng, bồi dưỡng các lực lượng nòng
cốt, là các nhà lãnh đạo, nhà khoa học; đội ngũ những người làm công tác nghiên
cứu và giảng dạy lý luận; đội ngũ phóng viên, báo chí của đất nước. Đồng thời,
cần có sự thống nhất và kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan truyền
thông, báo chí để phát huy sức mạnh của truyền thông, báo chí trong đấu tranh
vạch trần tính chất phản khoa học, phản động của các quan điểm sai trái, thù
địch, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới./.
Trọng An
Trọng An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét