Hiện
nay, vẫn còn những người, với cách nhìn một cách vô căn cứ, phản khoa học, xa
rời thực tiễn, cho rằng "chủ nghĩa
chia rẽ và cực đoan thế hiện dưới hình thức chủ nghĩa Mác -
Lênin". Với nhận thức này, thực chất đã đốì lập với tư tưởng đoàn kết,
thống nhất tạo sức mạnh vô địch trong tổ chức cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Với quan điểm "chủ nghĩa
chia rẽ và cực đoan " là một sự truy chụp, áp đặt hoàn
toàn xa lạ với tinh thần đoàn kết và thống nhất mácxít - tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống
các nguyên lý, quy luật, các quan điểm xem xét và cải tạo hiện thực một cách
khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển, chứ không phiến diện, siêu
hình, máy móc, cực đoan.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luôn nêu cao tinh thần
đoàn kết, thống nhất trong phong
trào cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,
Mác và Ăngghen đã đưa ra khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết
lại!", theo đó Lênin đã phát triển: "Vô sản toàn thế giới và các dân
tộc bị áp bức, đoàn kết lại". Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, xây dựng các chính đảng cách mạng, Mác, Ăngghen, Lênin đều yêu cầu phải
đoàn kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh của tổ chức cách mạng, Lênin coi giữ
gìn sự đoàn kết trong Đảng Cộng sản như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết
toàn dân, đoàn kết toàn Đảng. Đảng luôn đấu tranh không khoan nhượng chống lại
tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý chí, chia rẽ, bè phái. Tổng
kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong cương lĩnh bổ sung, phát triển
năm 2011 của Đảng đã rút ra bài học quan trọng: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và
là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng
kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/
Thành công, thành công, đại thành công”[1]. Đảng cũng khẳng định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam. Thực tiễn cách mạng cho thấy, sức mạnh đoàn kết đã đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.
Với
luận điệu cho rằng, “Việt Nam hòa bình đã gần 40 năm, song vẫn còn bị chia rẽ” là
phản khoa học, không thực tế, hoàn toàn trái với lịch sử và mang tính cực đoan.
Trước kia đế quốc Mỹ xâm chiếm Việt Nam, chia cắt đất nước làm hai miền với hai
chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Nhân dân ta phải tiến hành suốt 20 năm
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và ngày 30/4/1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh
toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình, thống
nhất, thu về một mối.
Từ tinh thần nhân đạo và nhân văn cao
cả, Đảng và Nhà nước ta là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, lấy lợi ích
của Tổ quốc, của dân tộc làm “mẫu số" chung để đoàn kết toàn dân; lấy dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu chung, làm điểm
tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, tôn trọng về thành phần giai
cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc
cho sự phát triển; thực hiện hòa hợp dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa,
khoan dung để tăng cường đồng thuận, đoàn kết xã hội trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Đã sau 40 năm giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. với những người vẫn ôm mốì hận thù dân tộc mới tách mình
ra khỏi dân tộc, thậm chí tìm cách chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Một bộ phận nhỏ người Việt Nam ở nước ngoài do thiếu thông tin khách quan,
trung thực về tình hình trong nước, vẫn ôm hận thù vô cớ, tìm cách chống phá
Đảng và Nhà nước ta, vu không Việt Nam đàn áp tốn giáo, dân tộc thiểu sô', vi phạm dân chủ, nhân quyền, vận động các thế lực thù
địch tiếp tục chống phá Việt Nam. Chính
những người này mới là lực lượng theo chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan.
Chia rẽ, cực đoan hoàn
toàn đối lập với bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin, đó
là tư tưởng và hành động sai lầm, phản khoa học của những người theo chủ nghĩa
bè phái, tả khuynh hoặc hữu khuynh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét