Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

NỘI DUNG TRIẾT HỌC TRONG TƯ TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM



Những nhân tố qui định sự hình thành, phát triển tư tưởng về sức mạnh cộng đồng dân tộc Việt Nam
Là một quốc gia nằm ở Đông nam châu Á, với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc từ bắc đến nam, vị trí ấy đã đem đến cho Việt Nam một đới khí hậu nhiệt dưới gió mùa. Vị trí địa lý và đới  khí hậu ấy vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi vừa gây ra  những khó khăn thử thách đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất, dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Cho nên, ngay từ buổi ban đầu  các thế hệ người Việt Nam đã phải liên tục đương đầu với nắng lửa bão giông, phải chống lại các thế lực xâm lược phương Bắc hùng mạnh. Để tồn tại phát triển, phải chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ. Bởi thất bại, khuất phục là đồng nghĩa với không tồn tại, là bị đồng hoá, xoá tên. Do vậy, chỉ có chỉ có sức mạnh của cả cộng đồng, chỉ có  sự chung l­ưng, đấu cật của mọi người, mọi giai tầng xã hội, không phân biệt đẳng cấp, chính kiến, tín ngưỡng, tôn giáo mới đủ sức chiến thắng các thế lực xâm lược cường bạo, ngăn cản những cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Đây chính là chân lý thật giản dị và cũng là lý do giải thích vì sao thực thể cộng đồng người Việt sớm được hình thành, những  người dân đất Việt sớm ý thức được sức mạnh cộng đồng.
Nội dung triết học về sức mạnh cộng đồng dân tộc trong tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến  thể hiện ở những quan điểm sau: 
Dựa vào dân, vào quần chúng nhân dân, làm  cho mỗi người dân thành một chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Đây là tư tưởng triết học cơ bản thể hiện một  tầm nhìn cao sâu, khái quát nhất,  đặt cơ sở nền tảng chi phối, định hướng mọi kế sách, mọi con đường, biện pháp khơi dậy. qui tu, phát huy cao nhất sức mạnh cộng đồng trong toàn bộ sự nghiệp dựng, nước giữ nước của dân tộc, nhất là trong những thời điểm khó khăn ác liệt nhất.
Nhận thức đúng của sức mạnh cộng đồng và  tìm mọi con đường,  biện pháp để xây dựng, phát triển sức mạnh cộng đồng. Không chỉ dựa vào dân, tư tưởng triết học Việt Nam còn thể hiện ở việc nhận rõ  vai trò to lớn của nhân dân   của cộng đồng đối với sự  thành bại của chiến tranh, sự tồn vong của chế độ. Đây vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nền triết học Trung Quốc vừa là kết quả của quá trình suy tư, phát hiện, tổng kết từ những kinh nghiệm thực tiễn trong lịch sử dân tộc của những nhà tư tưởng tiến bộ Việt Nam. Nên, nếu như Trần Quốc Tuấn đã rút ra kế sách giữ nước cơ bản nhất là “khoan thư­ sức dân ”, thì Nguyễn Trãi cũng khẳng định “ đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” là một chân lý hoàn toàn đúng đắn. Hơn nữa, tư tưởng triết học Việt Nam còn chỉ ra phải tìm mọi cách để khơi dậy, phát triển sức mạnh cộng đồng; để  đoàn kết được trên dưới; vua , tôi; anh; em; để “cả nước chung sức”, “bốn phương manh lệ một nhà”.
Một biểu hiện quan trọng trong tư tưởng triết học Việt Nam về sức mạnh cộng đồng là  coi trọng sức mạnh ý chí, tinh thần của nhân dân, khơi dậy cái tinh thần quật cường “muốn c­ỡi cơn sóng mạnh diệt cá kình giữa biển khơi ”, cái khí phách “thà làm  quỉ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” qui tụ đúc kết cái ý chí “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh ” thành “chúng chí thành thành” thành  bức thành  đồng,  vách sắt bảo vệ vững chắc non sông đất nước.
Đặc điểm nổi bật của tư tưởng triết học Việt Nam về sức mạnh cộng đồng trong thời kỳ phong kiến là  đã thể hiện khá sâu sắc quan duy vật  lịch sử  trong xem xét,  giải quyết  đúng mối quan hệ giữa lợi ích và  sức mạnh cộng đồng. Trong đó, lợi ích là nguồn gốc động lực của sức mạnh cộng đồng, ngược lại sức mạnh cộng đồng lại là cội nguồn đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.  
  Nguyễn Trãi, một trong những đại biểu xuất sắc nhất của  tư tưởng tiến bộ Việt Nam thời kỳ phong kiến đã chỉ rõ, tình cảm gắn bó keo sơn, như ruột thịt giữa những người lãnh đạo với quần chúng nhân dân, giữa người chỉ huy với quần chúng binh sĩ như một kết quả  tất yếu được hình thành từ lòng quan tâm chu đáo đáp ứng lợi ích thiết tha của nhân dân. Ông viết: “Tướng sĩ một lòng phụ tử hoà nước sông chén r­ượu ngọt ngào”.Trần Quốc Tuấn chỉ ra tác động to lớn của sức mạnh cộng đồng đến lợi ích của quần chúng binh sĩ. Ông  chỉ rõ: nếu mọi người không đồng tâm, gắng sức chống giặc Nguyên Mông thì không chỉ “điền trang thái ấp” của những tướng lĩnh không còn mà “bổng lộc” của quần chúng binh sĩ cũng mất.
Kiên trì đấu tranh với những quan điểm tiêu cực, phủ nhận, coi nhẹ vai trò của quần chúng nhân dân cũng là đặc điểm của tư tưởng triết học về sức mạnh cộng đồng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. Nội dung, hình thức, biểu hiện của đặc điểm này ở mỗi thời kỳ lịch sử không giống nhau, nh­ưng đều tác động rất lớn đến nhận thức, xây dựng sức mạnh cộng đồng từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng  đoàn kết dân tộc, đến sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Tư tưởng triết học về sức mạnh cộng đồng là cơ sở lý luận  khoa học, xây dựng nên truyền thống đoàn kết, tạo nên sức mạnh vô địch giúp dân tộc ta trường tồn, lập nên những kỳ tích trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngày nay, đứng trước những khó khăn thách thức vô cùng to lớn của thời kỳ mới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu phát huy tư tưởng triết học quí báu đó, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc ngày thêm vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

                                                                                                              L.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét