Trước hết cần khẳng
định, C.Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng với những
hình thức, bước đi hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử tư
tưởng nhân loại. Theo đó, một mặt, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục
triệt để những hạn chế cố hữu của chủ nghĩa duy vật cũ (kể cả chủ nghĩa duy của
Phoiơbắc), đặc biệt là tính chất máy móc, trực quan, siêu hình và duy tâm về
lịch sử của nó; phát triển một cách toàn diện và đưa chủ nghĩa duy vật lên một
tầm cao mới, đó là chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Mặt khác, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã cải tạo một cách căn bản toàn bộ phép biện chứng cũ (trước hết và
trực tiếp là phép biện chứng trong triết học Hêghen), đặc biệt là tính chất duy
tâm và thiếu triệt để của nó; phát triển nó một cách toàn diện, qua đó, xây
dựng nên phép biện chứng duy vật. Đồng thời, hai ông đã tiến hành thống
nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy thực tiễn với phép biện chứng duy vật, sáng tạo
ra một hệ thống triết học hoàn toàn mới về chất, đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện
chứng trở thành lý luận khoa học. Theo đó, sự thống nhất giữa lý luận và phương
pháp trở thành đặc trưng bản chất của triết học Mác. Vai trò xã hội của triết
học cũng vì thế mà có sự thay đổi về căn bản, từ chỗ chỉ giải thích thế giới
đến chỗ chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới bởi phương pháp cách mạng.
Vai trò của những
nguồn gốc lí luận đối với sự ra đời của triết học Mác nói chung và đối với quá
trình hai ông sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng là không thể
phủ nhận. Nhưng sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết học Mác nói chung, của
chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng đối với những nguồn gốc lí luận của nó,
như trên đã phân tích, là hết sức rõ ràng. Mọi nhận định và đánh giá khác đi
(chẳng hạn như việc đánh đồng bản chất, đặc trưng, vai trò của chủ nghĩa duy
vật biện chứng với những nguồn gốc lí luận trực tiếp của nó) đều trái với sự
thật lịch sử, đều vô tình hay cố ý làm sai lệch thực chất và hạ thấp vai trò
của cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học do C. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện,
do đó phải kiên quyết đấu tranh, phê phán.
L.M
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét