Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là vấn
đề cơ bản, căn cốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa là bộ máy chính trị,
cơ quan quyền lực, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội
của nhân dân trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của thời kỳ hội nhập quốc tế tất yếu chịu sự tác động
của tình hình thế giới bao gồm cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức.
Do vậy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực
tiễn nhằm góp phần phát triển cơ sở khoa học cho Đảng, Nhà nước ta tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền ngày
càng vững mạnh, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành và quản lý đất nước. Tác
động của tình hình thế giới đến xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là toàn diện, sâu sắc. Do vậy, để Nhà nước ta làm
tốt nhiệm vụ quản lý, xây dựng, phát triển đất nước, Đảng cần tăng cường vai
trò lãnh đạo đối với xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong thời kỳ Hội nhập
kinh tế quốc tế. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện thể chế, chức
năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “Hoàn thiện tổ chức...của bộ máy nhà
nước”[1].
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi
quan hệ giữa Đảng với Nhà nước cần minh bạch hơn, rõ ràng hơn. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991 xác
định: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược và các định
hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Những biểu hiện của sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng với Nhà nước sẽ
cản trở không nhỏ đến sự phát triển của đất nước, gây khó khăn cho quá trình
hội nhập và quan hệ với các nhà nước.
Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định
đến thắng lợi của cách mạng, cho nên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước là trọng tâm của việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và
Nhà nước hiện nay. Muốn vậy Đảng phải trung thành với lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình thực tiễn đất nước để hoạch định
những chủ trương, đường lối đúng đắn. Đảng ngày càng nhận thức rõ vai trò và
phương thức lãnh đạo, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đảng ta khẳng
định: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của
đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam”[2]. Lãnh đạo có
nghĩa là hướng dẫn, dẫn dắt bằng phương thức, bằng uy tín, vận động, thuyết
phục, làm gương…nhằm đạt đến những mục tiêu đã đề ra. Đối với Nhà nước, việc
xác định đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong hệ thống chính trị
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nó khắc phục sự chồng chéo, lấn sân
giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, trong đó có mối quan hệ giữa Đảng
và Nhà nước ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền
bằng đường lối chính trị, bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và các đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước tuân
theo Hiến pháp và pháp luật. Đảng thường xuyên tổ chức, quản lý, rèn luyện đội
ngũ đảng viên. Ngăn chặn và khắc phục sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch đang tìm cách chống phá chúng ta trên cả phương diện lý luận
và tổ chức; chúng lợi dụng sự suy thoái về chính trị, tư tưởng của một bộ phận
cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước để mua chuộc, lôi kéo hòng chống phá
chúng ta. Do vậy, hơn lúc nào hết chúng ta ngày càng phải tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước để
thường xuyên làm trong sạch bộ máy Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Đảng xây
dựng đường lối chính trị làm định hướng cơ bản cho việc xây dựng Hiến pháp và
pháp luật - công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước trong thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội. Nhân dân lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa là người làm
chủ, Mặt trận Tổ quốc giám sát; sự giám sát của các tổ chức trong hệ thống
chính trị từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện phát huy dân chủ của nhân
dân; tổ chức xây dựng và làm cho bộ máy Nhà nước ngày càng trong sạch, vững
mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét