Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

MÂU THUẪN GIỮA HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG TRIẾT HỌC HÊGHEN



Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, hạn chế lớn nhất của triết học Hêghen là mâu thuẫn sâu sắc giữa hệ thống duy tâm mang tính bảo thủ với phương pháp biện chứng mang tính cách mạng.
Về mặt hệ thống, triết học Hêghen mang tính chất duy tâm khách quan và bảo thủ.
Hêghen coi “ý niệm tuyệt đối”  là điểm xuất phát và là nền tảng thế giới quan triết học của mình. Ý niệm tuyệt đối được hiểu như một đấng tối cao sáng tạo ra thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng chỉ là hiện thân (sự biểu hiện khác) của ý niệm tuyệt đối. Con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Hoạt động nhận thức của con người là công cụ để ý niệm tuyệt đối nhận thức bản thân mình.
Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đốỉ ở giai đoạn sơ khai là ý niệm thuần tuý, nguyên chất, nó tự phát triển trong lòng nó. Khi ý niệm tuyệt đối phát triển đến độ nhất định sẽ “ tha hoá” thành giới tự nhiên. Như vậy, giới tự nhiên ( bao gồm cả xã hội và con người) chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Bản thân giới tự nhiên không hoàn chỉnh nên nó phải trở về với tinh thần tuyệt đối ( tinh thần tuyệt đối là sự thống nhất tư duy và tồn tại, vật chất và tinh thần ) thông qua hoạt động nhận thức của con người. Trong đó, nhận thức triết học và nhận thức triết học của Hêghen là đỉnh cao, tuyệt đích.
Đây là một hệ thống triết học mang tính duy tâm thần bí và bảo thủ. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen lại mang tính cách mạng.
Mặc dù là biện chứng duy tâm như­ng Hêghen là người đầu tiên trình bày phép biện chứng mang tính hệ thống hoàn chỉnh. Trong quá trình luận giải sự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối qua các giai đoạn, Hêghen đã phát hiện ra các nguyên lý, quy luật, cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng.
Theo Hêghen, các giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối có liên hệ với nhau, phát triển không chỉ là sự tăng, giảm về lượng hay sự dịch chuyển vị trí đơn thuần, mà là một quá trình phủ định biện chứng liên tiếp diễn ra, cái mới thay thế cái cũ. Động lực của sự phát triển là do “ xung đột” - đấu tranh của các mặt đối lập…
Phép biện chứng là mặt cách mạng của Hêghen, như­ng phép biện chứng  lại mâu thuẫn với hệ thống triết học siêu hình duy tâm bảo thủ của Ông. Mác và Ăngghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen. Các Ông đã kết hợp chủ nghĩa duy vật của Phơibăc với phép biện chứng của Hêghen để sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học.

                                                                                                                      L.M

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét