Ngày 8-12, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo thông tin về tình hình thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 được Việt Nam chấp thuận.
UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. Việt Nam thực hiện UPR lần đầu vào tháng 5-2009.
Hội thảo nhằm thông báo rộng rãi cho mọi cá nhân, tổ chức quan tâm về kết quả thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 mà Việt Nam chấp thuận; đồng thời trao đổi về những trọng tâm, lĩnh vực cần ưu tiên thúc đẩy hơn nữa trong việc triển khai Kế hoạch hành động thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát hướng đến chu kỳ 3, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1-2019.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quang Anh, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, sau khi chấp thuận 182 khuyến nghị về quyền con người từ các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc hồi tháng 2-2014, Việt Nam đã phân công các bộ, ngành triển khai thực hiện tích cực, nghiêm túc. Đến nay, đã có 147/182 khuyến nghị đã chấp thuận được triển khai thực hiện và 4 khuyến nghị được thực hiện một phần, đạt 80,7%.
Trong đó, đáng chú ý có việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước chống tra tấn; thông qua hàng chục văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như về bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiều chương trình quốc gia bảo vệ quyền lợi các nhóm dễ bị tổn thương như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2012-2020; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật; hỗ trợ giải quyết khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và các sự cố môi trường khác. Qua đó, giúp thu nhập bình quân đầu người trên cả nước tăng từ 1.900 USD năm 2013 lên 2.215 USD năm 2016; số người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế tăng thêm 200.000 người so với năm 2014.
Ông Nicholas Booth, Cố vấn chính sách về pháp quyền và tiếp cận công lý của Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc đánh giá cao sự phối hợp của Việt Nam với những cơ quan thực hiện cơ chế nhân quyền nhằm triển khai các khuyến nghị được hiệu quả, nâng cao chất lượng tương tác, tính bổ trợ của tiến trình Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát; đồng thời, đảm bảo tính độc lập quốc gia và giúp công tác báo cáo kịp thời, chuẩn xác.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng nhận thấy Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các khuyến nghị UPR như hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ dẫn đến công tác triển khai ở địa phương gặp khó khăn; hạn chế về nguồn lực cho các chương trình an sinh xã hội; các khuyến nghị được phân công thực hiện tương đối nhiều, cùng với việc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác khiến các sở, ngành và lãnh đạo địa phương thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.
Theo ông Nicholas Booth, thực trạng này cho thấy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tối đa hóa trách nhiệm của các đơn vị trong việc độc lập thực hiện các khuyến nghị; đồng thời, bố trí đủ nguồn lực về kinh phí, con người, đặc biệt là cán bộ về công tác nhân quyền có trình độ ngoại ngữ để trao đổi, tham khảo kinh nghiệm và chuyển giao kỹ thuật với chuyên gia quốc tế. Đặc biệt, cần hình thành mối quan hệ đối tác chặt chẽ, bền vững giữa chính quyền và các tổ chức xã hội, dân sự tại địa phương nhằm chung tay thực hiện hiệu quả tiến trình triển khai và giám sát UPR.
Tại hội thảo, đại biểu cùng các chuyên gia đến từ các cơ quan thuộc Chính phủ, Viện nghiên cứu và Liên hợp quốc đã trao đổi, thảo luận và thống nhất về trọng tâm và phương hướng hành động trong thực hiện khuyến nghị chu kỳ 3 thời gian tới, hướng đến tham gia diễn đàn đối thoại với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc vào tháng 1-2019. Theo đó, việc thực hiện sẽ tập trung vào 7 lĩnh vực chính: Cải cách hệ thống pháp luật về quyền con người; tăng cường và bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị; đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; giáo dục về quyền con người; tiếp tục gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người; hợp tác quốc tế về quyền con người.
Đặc biệt, Việt Nam thúc đẩy việc tăng cường trao quyền pháp lý cho người nghèo thông qua các chương trình hỗ trợ quốc tế, mạng lưới tư vấn pháp luật của Việt Nam và Liên hợp quốc cùng các tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm hỗ trợ người nghèo và người yếu thế tiếp cận công lý và pháp quyền, quyền lao động, quyền tài sản và quyền kinh doanh - những yếu tố quan trọng chi phối kế sinh nhai của người nghèo cần được thừa nhận vì sự phát triển con người của người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương. Qua đó, sử dụng pháp luật như một lá chắn bảo vệ kế sinh nhai và hoạt động kinh doanh của người nghèo; đồng thời, giúp họ khẳng định các quyền của mình và hỗ trợ họ tham gia quá trình cải cách tư pháp và pháp luật tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ về quyền con người. Các bộ, ban, ngành tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch tuyên truyền về quyền con người, đặc biệt là phổ biến, đào tạo về Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và các văn kiện nhân quyền quốc tế; nỗ lực và chính sách của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.
Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người trong vai trò là thành viên Hội đồng Kinh tế -Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2015-2019 và Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR).
UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. Việt Nam thực hiện UPR lần đầu vào tháng 5-2009.
Tin, ảnh: TTXVN
Hội thảo nhằm thông báo rộng rãi cho mọi cá nhân, tổ chức quan tâm về kết quả thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 mà Việt Nam chấp thuận; đồng thời trao đổi về những trọng tâm, lĩnh vực cần ưu tiên thúc đẩy hơn nữa trong việc triển khai Kế hoạch hành động thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát hướng đến chu kỳ 3, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1-2019.
Toàn cảnh hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quang Anh, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, sau khi chấp thuận 182 khuyến nghị về quyền con người từ các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc hồi tháng 2-2014, Việt Nam đã phân công các bộ, ngành triển khai thực hiện tích cực, nghiêm túc. Đến nay, đã có 147/182 khuyến nghị đã chấp thuận được triển khai thực hiện và 4 khuyến nghị được thực hiện một phần, đạt 80,7%.
Trong đó, đáng chú ý có việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước chống tra tấn; thông qua hàng chục văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như về bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiều chương trình quốc gia bảo vệ quyền lợi các nhóm dễ bị tổn thương như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020; Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2012-2020; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật; hỗ trợ giải quyết khó khăn cho người dân tại các vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và các sự cố môi trường khác. Qua đó, giúp thu nhập bình quân đầu người trên cả nước tăng từ 1.900 USD năm 2013 lên 2.215 USD năm 2016; số người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế tăng thêm 200.000 người so với năm 2014.
Ông Nicholas Booth, Cố vấn chính sách về pháp quyền và tiếp cận công lý của Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc đánh giá cao sự phối hợp của Việt Nam với những cơ quan thực hiện cơ chế nhân quyền nhằm triển khai các khuyến nghị được hiệu quả, nâng cao chất lượng tương tác, tính bổ trợ của tiến trình Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát; đồng thời, đảm bảo tính độc lập quốc gia và giúp công tác báo cáo kịp thời, chuẩn xác.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng nhận thấy Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các khuyến nghị UPR như hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ dẫn đến công tác triển khai ở địa phương gặp khó khăn; hạn chế về nguồn lực cho các chương trình an sinh xã hội; các khuyến nghị được phân công thực hiện tương đối nhiều, cùng với việc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác khiến các sở, ngành và lãnh đạo địa phương thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.
Theo ông Nicholas Booth, thực trạng này cho thấy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tối đa hóa trách nhiệm của các đơn vị trong việc độc lập thực hiện các khuyến nghị; đồng thời, bố trí đủ nguồn lực về kinh phí, con người, đặc biệt là cán bộ về công tác nhân quyền có trình độ ngoại ngữ để trao đổi, tham khảo kinh nghiệm và chuyển giao kỹ thuật với chuyên gia quốc tế. Đặc biệt, cần hình thành mối quan hệ đối tác chặt chẽ, bền vững giữa chính quyền và các tổ chức xã hội, dân sự tại địa phương nhằm chung tay thực hiện hiệu quả tiến trình triển khai và giám sát UPR.
Tại hội thảo, đại biểu cùng các chuyên gia đến từ các cơ quan thuộc Chính phủ, Viện nghiên cứu và Liên hợp quốc đã trao đổi, thảo luận và thống nhất về trọng tâm và phương hướng hành động trong thực hiện khuyến nghị chu kỳ 3 thời gian tới, hướng đến tham gia diễn đàn đối thoại với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc vào tháng 1-2019. Theo đó, việc thực hiện sẽ tập trung vào 7 lĩnh vực chính: Cải cách hệ thống pháp luật về quyền con người; tăng cường và bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị; đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; giáo dục về quyền con người; tiếp tục gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người; hợp tác quốc tế về quyền con người.
Đặc biệt, Việt Nam thúc đẩy việc tăng cường trao quyền pháp lý cho người nghèo thông qua các chương trình hỗ trợ quốc tế, mạng lưới tư vấn pháp luật của Việt Nam và Liên hợp quốc cùng các tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm hỗ trợ người nghèo và người yếu thế tiếp cận công lý và pháp quyền, quyền lao động, quyền tài sản và quyền kinh doanh - những yếu tố quan trọng chi phối kế sinh nhai của người nghèo cần được thừa nhận vì sự phát triển con người của người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương. Qua đó, sử dụng pháp luật như một lá chắn bảo vệ kế sinh nhai và hoạt động kinh doanh của người nghèo; đồng thời, giúp họ khẳng định các quyền của mình và hỗ trợ họ tham gia quá trình cải cách tư pháp và pháp luật tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ về quyền con người. Các bộ, ban, ngành tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch tuyên truyền về quyền con người, đặc biệt là phổ biến, đào tạo về Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và các văn kiện nhân quyền quốc tế; nỗ lực và chính sách của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.
Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đẩy mạnh thực hiện các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về quyền con người trong vai trò là thành viên Hội đồng Kinh tế -Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2015-2019 và Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR).
UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. Việt Nam thực hiện UPR lần đầu vào tháng 5-2009.
Tin, ảnh: TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét