Bác Hồ vơi Thanh niên. |
Xác định tầm quan trọng của sức khỏe nhân dân nói chung, của thanh niên nói riêng với tiền đồ dân tộc, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ và các cơ quan chức năng 4 việc cần quan tâm, là: Công tác phòng bệnh, công tác thể dục, thể thao, công tác vệ sinh và thực hiện đời sống mới. Ngày 30-1-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha Thể dục Trung ương và Sắc lệnh số 38, ngày 27-3-1946 về việc thành lập Nha Thanh niên và Thể dục. Cùng ngày, Người viết bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo Cứu quốc, số 119, thể hiện rõ quan điểm về phát triển thể dục, thể thao quần chúng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước… Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào cũng tập”.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Thanh niên thể thao quốc tế tổ chức tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 10-11-1946, Người căn dặn: “Trong thanh niên còn nhiều người rất yếu ớt, cán bộ, học sinh của Trường Thể dục phải làm cho toàn thể đồng bào càng khỏe, phải phổ thông hóa, đại chúng hóa, dân chủ hóa thể dục… Hiện thời, ở nông thôn cũng như thành thị còn rất nhiều đồng bào yếu ớt. Mang danh cán bộ thể dục, thể thao, các học sinh có bổn phận tổ chức cho đồng bào cùng tập luyện”. Ngày 2-11-1956, đến thăm Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên phải: “Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước, lợi dân. Đối với thanh niên trong các nhà trường, Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục thể chất là một nội dung quan trọng: “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Người chỉ rõ: “Thể dục kết hợp với giữ gìn vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục”. Bốn mặt đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác. Trong quân đội, giáo dục thể chất là nhiệm vụ rất quan trọng: “Các cháu phải ra sức thi đua: Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ, nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo, trau dồi tinh thần cho vững chắc, hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng”. Như vậy, để có sức khỏe tốt đòi hỏi mỗi thanh niên cần phải tích cực hoạt động thể dục thể thao. Chính việc rèn luyện thể dục, thể thao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, sự thích nghi, phòng, chữa bệnh tích cực và để nâng cao về thể chất, thể lực. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái thì sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi và tránh được mọi bệnh tật.
Việc rèn luyện sức khoẻ cho thanh niên cần phải như thế nào? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ, khả nǎng đề kháng của cơ thể con người không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc nhiều vào ý thức tự bảo vệ, tự chǎm sóc, bồi dưỡng sức khoẻ của mỗi cá nhân. Do vậy, trong luyện tập sức khỏe, phải biết hoà nhập với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh sống để có sức khoẻ học tập, làm việc. Mặt khác, rèn luyện sức khỏe phải được duy trì thường xuyên, kiên trì, bền bỉ. Theo Hồ Chí Minh, rèn luyện thân thể là một quá trình tự ý thức. Hằng ngày, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cần giữ được thói quen tập thể dục theo một thời khoá biểu xác định: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập thể dục một ít. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Với Người, luyện tập sức khỏe đã trở thành một nhu cầu như không khí, thức ǎn, nước uống hằng ngày; có giữ được sức khoẻ mới làm việc sảng khoái, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phải kết hợp nhiều hình thức luyện tập phù hợp với điều kiện công tác, trạng thái sức khoẻ và thể chất để không nhàm chán. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý thanh niên trong rèn luyện sức khỏe cần gắn với sinh hoạt điều độ, sạch sẽ, ngǎn nắp, hợp vệ sinh. Theo Người, những vấn đề ǎn, ngủ, sinh hoạt hợp vệ sinh tưởng chừng như nhỏ nhặt này cũng là một khoa học, nghệ thuật cần phải học, tìm hiểu và hướng dẫn cho thanh niên.
Quán triệt những chỉ dẫn và tấm gương rèn luyện sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên luôn quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cho thanh niên. Ngay từ năm 1958, Đoàn Thanh niên đã cùng Ủy ban Thể dục thể thao Trung ương phát động rộng rãi “Phong trào thể dục vệ sinh” trong thanh, thiếu niên. Những năm chiến tranh chống Mỹ, Đoàn Thanh niên phối hợp với ngành thể thao phát động nhiều phong trào có tác dụng nâng cao sức khỏe, rèn luyện khả năng sẵn sàng chiến đấu, như phong trào 5 môn (chạy, nhảy, bơi, bắn, võ), “luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn dặm”, “khỏe để làm việc và giữ nước”. Đặc biệt, Trung ương Đoàn Thanh niên đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày “Hội khỏe Phù Đổng” trong nhà trường từ cơ sở đến toàn quốc, đã có tác động giáo dục sâu rộng và sức lan tỏa trong thanh niên. Những năm gần đây, việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường như: vệ sinh học đường, phong trào thể dục, rèn luyện sức khỏe có tiến bộ rõ rệt trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Các hoạt động thể thao, luyện tập thi đấu các môn võ thuật, cầu lông, cờ vua, bóng đá, bóng chuyền,… cho thanh niên được tổ chức hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đã thu hút ngày càng đông đảo thanh niên tham gia, góp phần thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, đã tạo được những “sân chơi” lành mạnh, góp phần nâng cao thể lực, ý thức tập thể, ý chí vươn lên của thanh niên.
Tuy nhiên, vấn đề giáo dục sức khỏe cho thanh niên hiện nay vẫn có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Sự đầu tư cho công tác thể dục, thể thao; tình trạng sân bãi, chỗ tập luyện cho thanh niên ở nhiều khu dân cư bị lấn chiếm, thay đổi mục đích sử dụng, hiệu quả thấp. Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường chưa phát triển đồng đều, thể lực học sinh tuy có nâng lên nhưng chưa nhiều. Phong trào rèn luyện thi đấu thể dục, thể thao mới thu hút được một số ít thanh niên, số đông chưa có điều kiện tham gia, vì thiếu thời gian, thiếu người tổ chức, hướng dẫn, thiếu sân bãi, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Kiến thức, ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng còn rất hạn chế. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Bộ Y tế, (Đề án tổng thể phát triển thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011-2030), chiều cao của thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26 tuổi, trung bình của nam là 1,64m, nữ là 1,54m. Nghiên cứu của Viện Khoa học thể dục, thể thao cũng có kết quả tương tự: nam 18 tuổi trung bình cao hơn 4,7cm so với năm 1975 (163,3cm và 159cm); nữ 20 tuổi cao hơn 4cm (153cm và 149cm). Sự phát triển về chiều cao thân thể của thanh niên Việt Nam trong 35 năm qua cao hơn chút ít. Bình thường sau 10 năm, chiều cao thân thể chỉ tăng 3,5cm nhưng thanh niên Việt Nam cao trên 4cm. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản thì tầm vóc thân thể của thanh niên nước ta còn thua kém. Chiều cao thân thể của nam thanh niên Việt Nam mới bằng chuẩn quốc tế về chiều cao thân thể của nữ, không những thế, sức bền, sức mạnh của thanh niên Việt Nam cũng kém so với nhiều nước Đông Nam Á.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho thanh niên cũng như cho nhân dân là một nội dung lớn trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định mục tiêu phát triển lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm nâng cao tinh thần và thể lực cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay, việc rèn luyện, nâng cao sức khoẻ và chǎm sóc sức khoẻ cho thanh niên là vấn đề cần được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành coi trọng. Bởi vì, chỉ có nâng cao chất lượng thể lực của nguồn lực lao động trẻ mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cùng với các giải pháp nâng cao dần chế độ dinh dưỡng, chăm sóc của hệ thống y tế các cấp, cần phát động và giáo dục ý thức tự rèn luyện, bồi bổ sức khoẻ của mỗi thanh niên theo tấm gương rèn luyện sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Thanh niên thể thao quốc tế tổ chức tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 10-11-1946, Người căn dặn: “Trong thanh niên còn nhiều người rất yếu ớt, cán bộ, học sinh của Trường Thể dục phải làm cho toàn thể đồng bào càng khỏe, phải phổ thông hóa, đại chúng hóa, dân chủ hóa thể dục… Hiện thời, ở nông thôn cũng như thành thị còn rất nhiều đồng bào yếu ớt. Mang danh cán bộ thể dục, thể thao, các học sinh có bổn phận tổ chức cho đồng bào cùng tập luyện”. Ngày 2-11-1956, đến thăm Đại hội toàn quốc lần thứ II Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên phải: “Luôn luôn rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước, lợi dân. Đối với thanh niên trong các nhà trường, Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục thể chất là một nội dung quan trọng: “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Người chỉ rõ: “Thể dục kết hợp với giữ gìn vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục”. Bốn mặt đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác. Trong quân đội, giáo dục thể chất là nhiệm vụ rất quan trọng: “Các cháu phải ra sức thi đua: Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ, nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo, trau dồi tinh thần cho vững chắc, hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng”. Như vậy, để có sức khỏe tốt đòi hỏi mỗi thanh niên cần phải tích cực hoạt động thể dục thể thao. Chính việc rèn luyện thể dục, thể thao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, sự thích nghi, phòng, chữa bệnh tích cực và để nâng cao về thể chất, thể lực. Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái thì sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi và tránh được mọi bệnh tật.
Việc rèn luyện sức khoẻ cho thanh niên cần phải như thế nào? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ, khả nǎng đề kháng của cơ thể con người không tự nhiên mà có, nó phụ thuộc nhiều vào ý thức tự bảo vệ, tự chǎm sóc, bồi dưỡng sức khoẻ của mỗi cá nhân. Do vậy, trong luyện tập sức khỏe, phải biết hoà nhập với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh sống để có sức khoẻ học tập, làm việc. Mặt khác, rèn luyện sức khỏe phải được duy trì thường xuyên, kiên trì, bền bỉ. Theo Hồ Chí Minh, rèn luyện thân thể là một quá trình tự ý thức. Hằng ngày, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cần giữ được thói quen tập thể dục theo một thời khoá biểu xác định: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập thể dục một ít. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”. Với Người, luyện tập sức khỏe đã trở thành một nhu cầu như không khí, thức ǎn, nước uống hằng ngày; có giữ được sức khoẻ mới làm việc sảng khoái, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phải kết hợp nhiều hình thức luyện tập phù hợp với điều kiện công tác, trạng thái sức khoẻ và thể chất để không nhàm chán. Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý thanh niên trong rèn luyện sức khỏe cần gắn với sinh hoạt điều độ, sạch sẽ, ngǎn nắp, hợp vệ sinh. Theo Người, những vấn đề ǎn, ngủ, sinh hoạt hợp vệ sinh tưởng chừng như nhỏ nhặt này cũng là một khoa học, nghệ thuật cần phải học, tìm hiểu và hướng dẫn cho thanh niên.
Quán triệt những chỉ dẫn và tấm gương rèn luyện sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên luôn quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cho thanh niên. Ngay từ năm 1958, Đoàn Thanh niên đã cùng Ủy ban Thể dục thể thao Trung ương phát động rộng rãi “Phong trào thể dục vệ sinh” trong thanh, thiếu niên. Những năm chiến tranh chống Mỹ, Đoàn Thanh niên phối hợp với ngành thể thao phát động nhiều phong trào có tác dụng nâng cao sức khỏe, rèn luyện khả năng sẵn sàng chiến đấu, như phong trào 5 môn (chạy, nhảy, bơi, bắn, võ), “luyện vai trăm cân, luyện chân ngàn dặm”, “khỏe để làm việc và giữ nước”. Đặc biệt, Trung ương Đoàn Thanh niên đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày “Hội khỏe Phù Đổng” trong nhà trường từ cơ sở đến toàn quốc, đã có tác động giáo dục sâu rộng và sức lan tỏa trong thanh niên. Những năm gần đây, việc thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường như: vệ sinh học đường, phong trào thể dục, rèn luyện sức khỏe có tiến bộ rõ rệt trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Các hoạt động thể thao, luyện tập thi đấu các môn võ thuật, cầu lông, cờ vua, bóng đá, bóng chuyền,… cho thanh niên được tổ chức hằng năm từ cơ sở đến Trung ương đã thu hút ngày càng đông đảo thanh niên tham gia, góp phần thúc đẩy phong trào luyện tập thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, đã tạo được những “sân chơi” lành mạnh, góp phần nâng cao thể lực, ý thức tập thể, ý chí vươn lên của thanh niên.
Tuy nhiên, vấn đề giáo dục sức khỏe cho thanh niên hiện nay vẫn có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Sự đầu tư cho công tác thể dục, thể thao; tình trạng sân bãi, chỗ tập luyện cho thanh niên ở nhiều khu dân cư bị lấn chiếm, thay đổi mục đích sử dụng, hiệu quả thấp. Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường chưa phát triển đồng đều, thể lực học sinh tuy có nâng lên nhưng chưa nhiều. Phong trào rèn luyện thi đấu thể dục, thể thao mới thu hút được một số ít thanh niên, số đông chưa có điều kiện tham gia, vì thiếu thời gian, thiếu người tổ chức, hướng dẫn, thiếu sân bãi, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Kiến thức, ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo đảm ăn đủ dinh dưỡng còn rất hạn chế. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Bộ Y tế, (Đề án tổng thể phát triển thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011-2030), chiều cao của thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26 tuổi, trung bình của nam là 1,64m, nữ là 1,54m. Nghiên cứu của Viện Khoa học thể dục, thể thao cũng có kết quả tương tự: nam 18 tuổi trung bình cao hơn 4,7cm so với năm 1975 (163,3cm và 159cm); nữ 20 tuổi cao hơn 4cm (153cm và 149cm). Sự phát triển về chiều cao thân thể của thanh niên Việt Nam trong 35 năm qua cao hơn chút ít. Bình thường sau 10 năm, chiều cao thân thể chỉ tăng 3,5cm nhưng thanh niên Việt Nam cao trên 4cm. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản thì tầm vóc thân thể của thanh niên nước ta còn thua kém. Chiều cao thân thể của nam thanh niên Việt Nam mới bằng chuẩn quốc tế về chiều cao thân thể của nữ, không những thế, sức bền, sức mạnh của thanh niên Việt Nam cũng kém so với nhiều nước Đông Nam Á.
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho thanh niên cũng như cho nhân dân là một nội dung lớn trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định mục tiêu phát triển lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm nâng cao tinh thần và thể lực cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay, việc rèn luyện, nâng cao sức khoẻ và chǎm sóc sức khoẻ cho thanh niên là vấn đề cần được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành coi trọng. Bởi vì, chỉ có nâng cao chất lượng thể lực của nguồn lực lao động trẻ mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cùng với các giải pháp nâng cao dần chế độ dinh dưỡng, chăm sóc của hệ thống y tế các cấp, cần phát động và giáo dục ý thức tự rèn luyện, bồi bổ sức khoẻ của mỗi thanh niên theo tấm gương rèn luyện sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét