Ph.Ăng-ghen (28-11-1820 - 28-11-2017). |
Nhà bác học, lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân quốc tế
Chủ nghĩa Mác là một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ, bao gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học mác-xít, nội dung chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Kinh tế chính trị học, nền tảng là học thuyết giá trị thặng dư và CNXH khoa học. Với hai phát hiện khoa học vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư được áp dụng vào thực tiễn trong việc tổ chức, giáo dục phong trào vô sản quốc tế, cùng với C.Mác, Ph.Ăng-ghen đã đặt nền móng cho CNXH hiện thực với tính cách là học thuyết về sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học, nhà cách mạng vĩ đại Ph.Ăng-ghen đã in đậm dấu ấn của mình trong lịch sử thế giới cận, hiện đại của nhân loại. Di sản tư tưởng của Ph.Ăng-ghen được khái quát ở những nội dung chủ yếu sau:
Người góp phần làm cho triết học trở thành “công cụ nhận thức vĩ đại” không chỉ để “giải thích thế giới” mà còn “tham gia vào cải tạo thế giới”. Những tác phẩm Ph.Ăng-ghen viết cùng với C.Mác và những tác phẩm riêng của Ph.Ăng-ghen như “Chống Đuy rinh”, “Biện chứng tự nhiên”… trong đó có nhiều luận điểm, nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học được trình bày một cách có hệ thống trên cơ sở duy vật và biện chứng. Ph.Ăng-ghen là người đầu tiên vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức những quy luật của tự nhiên; luận giải, khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thời bấy giờ; đưa ra những dự báo thiên tài về mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, về sự phát triển của khoa học trong tương lai; đồng thời gắn kết chức năng thế giới quan với chức năng phương pháp luận của triết học thành một thể thống nhất trong xem xét giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người.
Góp phần vào việc phát hiện, làm rõ quy luật giá trị thặng dư. Những nghiên cứu ban đầu của Ph.Ăng-ghen như “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị”, “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” đã gợi mở và tạo cảm hứng cho C.Mác nghiên cứu về kinh tế chính trị học, từ đó phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản là quy luật giá trị thặng dư. Sau khi C.Mác qua đời (1883), Ph.Ăng-ghen dành toàn bộ sức lực biên tập và xuất bản hai tập cuối của bộ Tư bản, cùng với những tác phẩm sau này như “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, “Chống Đuy rinh” cho thấy những đóng góp to lớn của ông vào kinh tế chính trị học mác-xít khi vạch rõ quá trình phát sinh, phát triển, những tiến bộ và những khuyết tật, mâu thuẫn của CNTB; chứng minh sự tất yếu phải thay thế bằng một phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn.
Cống hiến đặc sắc của Ph.Ăng-ghen trong việc phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “điểm trọng yếu trong học thuyết Mác” (V.I.Lê-nin). Với việc phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cùng với C.Mác, Ph.Ăng-ghen hướng vào xây dựng lý luận và tổ chức đội tiên phong (chính đảng) của giai cấp công nhân để đưa phong trào của giai cấp công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác, không chỉ giải phóng cho bản thân mình mà cùng với nó và đồng thời với nó là giải phóng toàn thể nhân loại khỏi ách áp bức, bóc lột. Từ đó, học thuyết Mác trở thành vũ khí sắc bén, ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân đi tới mục tiêu cuối cùng.
Người bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác. Qua những tác phẩm: “Tác dụng của lao động chuyển hóa vượn thành người”, “Lút-vích Phoi-ơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Tiểu luận về chiến tranh”, “Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”… Ph.Ăng-ghen đã cụ thể hóa, phát triển Chủ nghĩa Mác trên một loạt vấn đề cơ bản như: Văn hóa; tôn giáo; đạo đức; nhà nước và pháp luật; chiến tranh và quân đội; vấn đề con người và vai trò con người trong thế giới; bản chất sự sống, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; nguồn gốc và vai trò của gia đình trong lịch sử; công bằng xã hội, bình đẳng giới và bình đẳng dân tộc; sách lược, phương pháp cách mạng của các chính đảng cách mạng; về khoa học và nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, nhân tố con người trong chiến tranh… Cũng như C.Mác, Ph.Ăng-ghen không bao giờ coi lý luận của mình là chân lý cuối cùng, đã xong xuôi hẳn và buộc mọi người phải rập khuôn, sao chép mà luôn đòi hỏi phải phát triển lý luận thông qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, kiên quyết chống kinh viện, giáo điều.
Vấn đề đấu tranh với các khuynh hướng, trào lưu cơ hội, xét lại đủ màu sắc để bảo vệ Chủ nghĩa Mác, thống nhất tư tưởng của phong trào luôn được Ph.Ăng-ghen hết sức quan tâm. Trong giai đoạn Chủ nghĩa Mác mới hình thành, Ph.Ăng-ghen cùng với C.Mác đã kiên quyết đấu tranh, phê phán “Chủ nghĩa cộng sản thợ thủ công” của V.Vai-tơ-linh, người tán thành chủ nghĩa cộng sản thô sơ, bình quân, đặt hy vọng vào công nhân, nói cho đúng hơn là thợ thủ công, muốn thay thế sự phân tích khoa học đối với đời sống xã hội bằng sự phẫn nộ có tính chất đạo đức và với sách lược âm mưu, kêu gọi nổi loạn. Hai ông đã vạch trần bản chất của “CNXH chân chính” không chú ý đến những đặc điểm của sự phát triển chính trị - xã hội Đức, không hiểu được tính tất yếu của những công cuộc cải tạo dân chủ tư sản, do đó hoạt động của họ mang tính chất bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến.
Ph.Ăng-ghen chống lại các quan điểm của Ba-cu-nin qua việc thành lập “Liên minh dân chủ XHCN quốc tế” - một tổ chức Quốc tế độc lập, nhưng lại muốn làm một thành viên của Quốc tế I và thậm chí còn đòi xây dựng cương lĩnh lý luận của tổ chức này. Ph.Ăng-ghen lên án, phê phán những phần tử trong Đảng Công nhân Pháp (Phái khả năng). Phái khả năng không những từ bỏ cương lĩnh mác-xít mà còn tuyên bố quyền tự trị hoàn toàn của các tổ chức địa phương trong các vấn đề cương lĩnh. Ph.Ăng-ghen phê phán sâu sắc, chỉ ra sự nguy hại, nguyên nhân của chủ nghĩa cơ hội, nêu rõ tính chất chung về mặt xã hội và chính trị giữa phái khả năng và những trào lưu cải lương trong phong trào công nhân và XHCN của các nước khác, đòi cải tạo CNTB bằng những cải cách mà không đụng chạm đến bản thân những cơ sở của chế độ hiện tồn. Sau khi C.Mác qua đời, Ph.Ăng-ghen nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, cùng với những người mác-xít tiến hành Đại hội ngày 14-7-1889 ở Pa-ri, lập ra Quốc tế II. Dưới sự lãnh đạo của Ph.Ăng-ghen, Quốc tế II tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng của Chủ nghĩa C.Mác, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc.
Có thể nói, cống hiến của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được thể hiện thông qua 10 năm tồn tại của Quốc tế I và khi Quốc tế II ra đời trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong các chính đảng của giai cấp công nhân thật sự đã đưa ông trở thành một ngọn cờ lý luận và là lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân quốc tế.
Ph.Ăng-ghen chống lại các quan điểm của Ba-cu-nin qua việc thành lập “Liên minh dân chủ XHCN quốc tế” - một tổ chức Quốc tế độc lập, nhưng lại muốn làm một thành viên của Quốc tế I và thậm chí còn đòi xây dựng cương lĩnh lý luận của tổ chức này. Ph.Ăng-ghen lên án, phê phán những phần tử trong Đảng Công nhân Pháp (Phái khả năng). Phái khả năng không những từ bỏ cương lĩnh mác-xít mà còn tuyên bố quyền tự trị hoàn toàn của các tổ chức địa phương trong các vấn đề cương lĩnh. Ph.Ăng-ghen phê phán sâu sắc, chỉ ra sự nguy hại, nguyên nhân của chủ nghĩa cơ hội, nêu rõ tính chất chung về mặt xã hội và chính trị giữa phái khả năng và những trào lưu cải lương trong phong trào công nhân và XHCN của các nước khác, đòi cải tạo CNTB bằng những cải cách mà không đụng chạm đến bản thân những cơ sở của chế độ hiện tồn. Sau khi C.Mác qua đời, Ph.Ăng-ghen nhận lấy trách nhiệm lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, cùng với những người mác-xít tiến hành Đại hội ngày 14-7-1889 ở Pa-ri, lập ra Quốc tế II. Dưới sự lãnh đạo của Ph.Ăng-ghen, Quốc tế II tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng của Chủ nghĩa C.Mác, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc.
Có thể nói, cống hiến của Ph.Ăng-ghen đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế được thể hiện thông qua 10 năm tồn tại của Quốc tế I và khi Quốc tế II ra đời trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong các chính đảng của giai cấp công nhân thật sự đã đưa ông trở thành một ngọn cờ lý luận và là lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân quốc tế.
Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăng-ghen ở Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(2). Đây là một nguyên tắc trong Cương lĩnh chính trị của Đảng ta. Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có những giá trị tư tưởng của Ph.Ăng-ghen vào điều kiện cụ thể nước ta, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên CNXH. Qua hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước ta đã “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”, “Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng rõ hơn”. Đi lên CNXH là khát vọng của dân tộc ta, là lựa chọn đúng đắn của Đảng ta, của nhân dân ta, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Đúng như C.Mác đã đánh giá: Ph.Ăng-ghen là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của CNXH hiện đại, những tư tưởng của Ph.Ăng-ghen về CNXH đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng thành công trong giải quyết một loạt vấn đề: Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ và giữa các sắc tộc, dân tộc; tự do tín ngưỡng, tôn giáo… để “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ”.
Những tư tưởng của Ph.Ăng-ghen về chiến tranh, về quân đội có ý nghĩa chỉ đạo trong xây dựng đường lối quốc phòng, đường lối quân sự của Đảng ta, thể hiện ở mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) ngày 25-10-2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, hiện đại bảo đảm vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nhân cách cao thượng; tinh thần tự học, gắn chặt với thực tiễn; tình bạn, tình đồng chí thủy chung; tinh thần phê phán, dũng cảm, thẳng thắn thừa nhận mỗi khi sai lầm của Ph.Ăng-ghen cũng là một bài học lớn đối với mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới hết sức phức tạp, nhạy cảm, khi sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, nhiều vấn đề mới mẻ về lý luận và thực tiễn đặt ra, cần phải làm rõ và còn nhiều ý kiến khác nhau thì yêu cầu đặt ra là phải nắm vững phương pháp luận duy vật biện chứng, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá, phát huy dân chủ rộng rãi, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng sẽ giúp chúng ta bớt đi những sai lầm, khuyết điểm. Trong lãnh đạo, chỉ đạo có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm; có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Khi đó mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, tự chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Khi tình hình thay đổi thì phải bổ sung, phát triển lý luận, đổi mới nhận thức, phương pháp, cách làm để đạt được mục tiêu đề ra. Đây cũng là một yêu cầu đặt ra để học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hiện nay.
-----
(1) V.I.Lê-nin: Toàn tập. NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, tập 26, tr.110. (2) ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, H.2011, tr.88.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét