IF
Một số
người cố kiếm cớ nói rằng, lập luận của Mác và Ăngghen trước sau mâu thuẫn với nhau: lúc thì nhấn mạnh
khía cạnh duy vật nhiều hơn, lúc lại đề cao khía cạnh nhận thức luận duy vật
nhiều hơn, khi thì nhấn mạnh góc độ phép biên chứng nhiều hơn, khi lại
thổi phồng khía cạnh duy vật
nhiều hơn. Để công kích học thuyết Mác, họ bịa ra cớ nhằm chứng minh học thuyết
ấy có nhiều mâu thuẫn. Nhưng không sao, hơn 100 năm trước đây (năm 1908) khi viết
Chủ nghĩa duy vật vầ
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
Lênin đã có câu trả lời, rằng: “Bắt nguồn từ Phoiơbắc và trưởng
thành trong cuộc đấu tranh... nên lẽ tự nhiên
là Mác và Ăngghen chú ý nhiều nhất đến việc hoàn thiện
câu trúc triết học của chủ nghĩa duy vật, tức
là chú ý nhiều nhất đến quan niệm duy vật lịch sử, chứ không phải đến nhận thức
luận duy vật. Vì thế, trong những tác phẩm bàn về chủ nghĩa duy vật biện chứng,
hai ông nhấn mạnh mặt biện chứng hơn
là mặt duy vật
khi
bàn về chủ nghĩa duy vật lịch sử, hai ông nhấn mạnh mặt lịch sử hơn là mặt duy vật2.
Mác và
Ăngghen coi phép biện chứng của Hêghen là học thuyết toàn diện nhất, phong phú
nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển. Công lao to lớn của ông là đã quay trở lại
phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Hêghen đã phê phán một
cách sâu sắc quan điểm siêu hình, khẳng định sự vận động và phát triển phổ biến
của sự vật, khẳng định không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất
biến. Ăngghen đánh giá cao quan điểm phát triển của Hêghen
và chỉ ra rằng: với Hêghen “lần đầu
tiên - và đây là công lao to lớn của ông toàn bộ
thế giới tự nhiên,
lịch sử và tinh thần được trình bày như một
quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi biến hóa và
phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ hệ nội tại của
sự vận động và phát triển ấy”1.
Hêghen đã luận giải khá sâu quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập; điều đáng khâm
phục hơn là Hêghen đã coi mâu thuẫn là động
lực phát triển của mọi sự vật. Ông đã nhìn nhận mối liên hệ giữa vận động và
phát triển. Đó là đóng góp xuất sắc của Hêghen.
Nhưng, hệ
thống triết học của Hêghen có nhiều mâu thuẫn do phép biện chứng của
ông được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm. Sự biến đổi
của sự vật mà ông lý giải chẳng qua là sự biến đổi của “tinh thần tuyệt đối” có
trước sự vật khách quan. Ông chỉ thừa nhận tính đa dạng trong không gian của giới
tự nhiên mà phủ nhận sự phát triển của nó trong thời gian. Ông coi triết học của
mình là điểm tận cùng của nhận thức. Hệ thống nhận thức của ông về tự nhiên và
lịch sử bao quát tất cả và hoàn thiện nhất, không
còn có thể thay đổi được nữa; điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với biện chứng về sự
phát triển. Mác và Ăngghen cho rằng phương pháp của Hêghen
dưới hình thức hiện có của nó là hoàn toàn không dùng được, cân phải cải tạo
triệt để nó.
Còn
L.Phoiơbắc, đại biểu tích cực của chủ nghĩa duy vật Đức cũng đạt được những
thành tựu to lớn vào nửa đầu thế kỷ XIX. Sự phê phán tôn giáo, thần học
là một bộ phận quan trọng trong
triết học nhân bản của ông. Phoiơbắc chuyển từ phê phán thần học sang chủ nghĩa
duy vật. Công lao to lớn của ông trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ
nghĩa duy tâm, đã làm lung lay địa vị độc
tôn của chủ nghĩa duy tâm, khôi phục vị trí của chủ nghĩa duy vật. Phoiơbắc trước
sau chủ trương: thế giới là vật chất. Con người thống nhất với giới tự nhiên,
và giới tự nhiên tồn
tại một cách độc lập không phụ thuộc
vào ý thức của con người. Ông kiên trì thuyết khả tri của chủ nghĩa duy vật,
cho rằng thế giới duy vật là có thể nhận thức được. Ông đóng vai trò cầu nối đi
tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tạo điều kiện cải
tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở chủ nghĩa duy vật. Nhưng, chủ nghĩa
duy vật của Phoiơbắc có nhiều hạn chế như hạn chế của mọi chủ nghĩa duy vật
cũ, nghĩa là không thực sư nắm bắt được triết học
cực kỳ phong phú của Hêghen. Ông đứng trên lập trường duy vật phê phán chủ
nghĩa duy tâm của Hêghen là đúng, nhưng lại vứt bỏ cả phép biện chứng, quay trở
lại siêu hình, thì rõ ràng là sai lầm. Về vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, ông kiên trì lập trường chủ nghĩa duy vật, nhưng về quan điểm lịch sử xã
hội ông lại rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa duy tâm. Do đó, quan điểm triết học
của Phoiơbắc không thể dùng làm vũ khí tinh thần cho giai cấp vô sản, mà cần phải
tiến hành cải tạo nó.
Có thể
nhận thấy rằng, từ triết học Hêghen đến
triết học Phoiơbắc đã diễn
ra quá trình kép: vừa tiến
lên lại vừa thụt lùi. Từ chủ nghĩa duy tâm tư biện của
Hêghen đến chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là một
bước tiến lớn của tư duy nhân loại.
Nhưng từ phép bện chứng của Hêghen đến siêu hình học của Phoiơbắc thì lại là bước
thụt lùi đáng kể của nhận thức nhân loại. Đến đây, triết học cổ điển Đức đã đạt
tới giới hạn của điểm đỉnh. Bước kế
tiếp có hai con đường phải chọn lấy một: hoặc là đi theo con đường của chủ
nghĩa duy vật triệt để - chủ nghĩa duy vật hoàn bị, tức là đưa ra sự giải thích
duy vật đối với sự phát triển của lịch sử xã hội, hoặc là quay về chủ nghĩa duy
tâm với “tinh thần tuyệt đối”, “ý niệm tuyệt
đối”. Vô luận thế nào đều là sự
“kêt thúc” của triết học cổ điển Đức.
Người nhận lãnh sứ mệnh lịch sử tiến hành cải tạo hai
hệ thống triết học đối lập ấy chính
là Mác và Ăngghen. Hai ông đã kế thừa có phê phán những thành tựu của tư duy
nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật triết học triệt để và hoàn bị, không chỉ giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo
thế giới. Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nếu
như các học thuyết triết học duy vật trước Mác đã tách rời thế giới quan duy vật
và phép biện chứng, thì chính Mác và Ăngghen đã làm một cuộc cách mạng sâu sắc trong lính vực triết học, sáng lập
nên một nền triết học mới gắn kết chặt chẽ hai yếu tố đó với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đây không phải là sự lắp phép biện chứng
của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc mà thực sự là một cuộc cải tạo sâu
sắc, đảo ngược phép biện chứng của Hêghen, đặt nó đứng bằng đôi chân duy vật chứ
không phải bằng cái đầu duy tâm như cũ.
Về vấn đề
này, như Mác đã nói: “Phương pháp biện
chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập
hẳn với phương pháp ấy nữa”. Ông còn nói: “ở Hêghen, phép biện
chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái
hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”. Khi nói lên công lao to lớn
của Mác trong việc kế thừa có phê phán thành tựu của tư duy nhân loại, Lênin viết:
“Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học
thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất”. Lênin nhấn mạnh: “Điểm căn bản trong chủ nghĩa Mác, tức là: biện chứng cách mạng
của chủ nghĩa Mác”. Rõ ràng, sức sống,
giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ phép biện chứng của tự nhiên, của
xã hội và của tư duy với tính cách là phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới.
Phương pháp đó là cái tinh túy nhất thấm sâu vào các bộ phận hợp thành của chủ
nghĩa Mác; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ học thuyết Mác như một chỉnh thể
không thể chia cắt; là linh hồn sống toát lên từ mỗi bộ phận, mỗi luận điểm, mỗi
nguyên lý mà ở đó tất cả đều thể hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, giữa cái chủ quan và cái khách
quan. Chính vì thế, để hiểu đứng chủ nghĩa Mác, điều quan trọng là phải hiểu
sâu, nắm chắc phương pháp biện chứng và năng lực xử lý vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Mác và
Ăngghen coi phép biện chứng của Hêghen là học thuyết toàn diện nhất, phong phú
nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển. Công lao to lớn của ông là đã quay trở lại
phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Hêghen đã phê phán một
cách sâu sắc quan điểm siêu hình, khẳng định sự vận động và phát triển phổ biến
của sự vật, khẳng định không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất
biến. Ăngghen đánh giá cao quan điểm phát triển của Hêghen
và chỉ ra rằng: với Hêghen “lần đầu
tiên - và đây là công lao to lớn của ông toàn bộ
thế giới tự nhiên,
lịch sử và tinh thần được trình bày như một
quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi biến hóa và
phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ hệ nội tại của
sự vận động và phát triển ấy”1.
Hêghen đã luận giải khá sâu quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập; điều đáng khâm
phục hơn là Hêghen đã coi mâu thuẫn là động
lực phát triển của mọi sự vật. Ông đã nhìn nhận mối liên hệ giữa vận động và
phát triển. Đó là đóng góp xuất sắc của Hêghen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét