Tg: Vĩnh Chân
Sự
lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng là sự
lựa chọn tất yếu của lịch sử. Chế độ dân chủ XHCN ở Việt Nam được xây dựng nhằm
thực hiện quyền làm chủ của con người một cách đầy đủ, toàn diện và triệt để.
Tuy nhiên, lâu nay những luận điệu giả dối, phản khoa học cho rằng “đa nguyên, đa đảng đồng nghĩa với
dân chủ, phát triển” vẫn tiếp tục chống phá cách mạng, thực chất là họ đang tiếp tục thực hiện những âm mưu, ý đồ
đen tối mà thôi.
Dân chủ là phạm trù lịch sử, xuất hiện khi nhà nước
xuất hiện và mỗi nền dân chủ phải gắn với một nhà nước nhất định, được pháp
luật quy đinh. Nó tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong
những giai đoạn lịch sử tương ứng. Mỗi nước có những đặc thù và trình độ phát
triển về kinh tế, chính trị, lịch sử,… khác nhau, do đó có nền dân chủ khác
nhau. C.Mác viết “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế
và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quy định” [1]. Chính những yếu tố về kinh tế, chính trị, văn
hóa, lịch sử, … quy định dân chủ chứ không phải cơ chế đa nguyên, đa đảng hay
một đảng. Quan điểm cho rằng, đa đảng thì có dân chủ, một đảng thì mất dân chủ thực
chất là là một trò bịp nhằm cổ vũ cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng
tại Việt Nam.
Nói dân chủ là nói đến quyền làm chủ xã hội thuộc về ai. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ”[2];
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy
cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công
làm đày tớ của dân”[3].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh chế độ dân chủ thực chất là chế độ ủy quyền của nhân
dân vào Nhà nước và Nhà nước là cơ quan quyền lực của dân, thực thi sự ủy quyền
của dân.
Còn nói đến đa
nguyên chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều cực, có nhiều đảng
phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt động, đó là một
chế độ đa đảng. Chế độ đa đảng không đồng nghĩa với việc sẽ có dân chủ, phát
triển, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Thực tiễn cho
thấy, có những nước đa đảng nhưng vẫn thuộc nhóm nước nghèo nhất thế giới. Tuy
nhiên, có những những nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng là một nước rất phát
triển với đời sống nhân dân sung túc. Điều đó có nghĩa là đa nguyên, đa đảng
không phải là cứu cánh cho phát triển.
Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư
liệu sản xuất nằm trong tay ai. Dưới chủ nghĩa xã hội, tư liệu sản xuất nằm
trong tay nhân dân lao động và họ là người làm chủ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư
bản, tư liệu sản xuất nằm trong tay một thiểu số nhà tư bản, nền dân chủ đó là
quyền làm chủ của một nhóm tư bản độc quyền. Còn quần chúng nhân dân chỉ là
những người bị thống trị. Chính V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong chế độ dân chủ
tư sản, bọn tư bản dùng trăm phương nghìn kế, - chế độ dân chủ “thuần túy” càng
phát triển, thì những mưu kế đó càng tinh xảo và có hiệu quả, - để gạt quần chúng ra, không cho họ tham gia
quản lý nhà nước”[4].
Chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản ở
phương Tây chỉ là sự phân chia quyền lực giữa các phe cánh. Thực chất, chế độ
đa đảng đó dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị, đều là đảng của giai cấp tư
sản. Còn một số nước tư bản phương Tây khác, mặc dù Đảng cộng sản có thể được
cho tồn tại nhưng nếu giai cấp tư sản cảm nhận thấy sự tồn tại đó có khả năng
uy hiếp, đe dọa đến sự lãnh đạo, thống trị xã hội của họ thì ngay lập tức, Đảng
cộng sản đó sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cho nên, thứ dân chủ mà họ
thường khoe khoang đó chỉ là thứ dân chủ giả hiệu.
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự
lựa chọn tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại và
nguyện vọng của nhân dân, đó là sự lựa
chọn bảo đảm cho dân chủ được thực hiện thực sự trong đời sống xã hội. Điều đó
cũng có nghĩa là, mọi sự tìm kiếm nào khác nhằm “đa nguyên chính trị, đa đảng” ở
Việt Nam sẽ là mơ hồ mất, phương hướng chính trị - giai cấp và ảo tưởng, phản
động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét