HB
Trong thời gian gần đây các đối tượng
phản động, chống đối cực đoan, cơ hội chính trị tán phát tài liệu “Một cái nhìn
thoáng qua về mặt tối của Đảng cầm quyền ở Việt Nam”, nội dung cho rằng ở Việt
Nam không có tự do, chính quyền kiểm soát rất chặt chẽ mạng internet.
Tại
hội thảo quốc gia về An ninh Bảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề “Bảo
đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ
4” được tổ chức ngày 4/4/2017 tại Hà Nội. Trung tướng Hoàng Phước Thuận -
Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an chia sẻ “Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với
58 triệu người dùng internet, đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc
gia, xếp thứ 8 khu vực châu Á, thứ 30 thế giới về địa chỉ IPv4”.
Vậy thì tại sao một số kẻ lại cho rằng
ở Việt Nam không có tự do, kiểm soát rất chặt chẽ mạng internet?
Chúng
ta cần hiểu, tài liệu này được tán phát bởi các đối tượng phản động, chống đối
cực đoan, cơ hội chính trị đang sinh sống ở nước ngoài. Vì lợi ích cá nhân của chúng
mà chúng câu kết với chủ nghĩa đế quốc để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa
bình”. Trong đó chúng xác định, mạng internet là một công cụ hữu hiệu nhất để
thực hiện chiến lược trên, nên chúng lien tục đưa lên mạng những thông tin sai
trái, bịa đặt do chúng dựng lên. Những thông tin đó có thể là hình ảnh, clip,
bài phân tích, phỏng vấn … phản ánh sai lệch về Việt Nam, nhằm bôi nhọ, nói xấu
lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, hạ bệ thần tượng… để cho một bộ phận nhân dân Việt
Nam và thế giới tưởng đó là sự thật.
Chính vì đó là những
thông tin sai trái, thù địch nên bất kể chính quyền nào cũng có quyền gỡ bỏ
không để ảnh hưởng đến xã hội. Do đó những phần tử phản động, chống đối cực
đoan, cơ hội chính trị dựng lên việc ở Việt Nam không có tự do, kiểm soát chặt
chẽ mạng internet để vu cáo chính quyền Việt Nam, nhằm lôi kéo dư luận quốc tế
tạo sức ép cho Việt Nam để chúng có cơ hội thực hiện từng bước chiến lược “Diễn
biến hòa bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét