Trần
Trung
Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động.
Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo,
dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên
tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp,
bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”. Đồng thời, họ còn cho
rằng, Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo
cáo về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động,
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền
tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ
chức của nhiều tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn
chế tự do tôn giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ
tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”.
Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo “chính quyền Việt Nam
cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ”
hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin
lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến trường”, yêu cầu
chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công
giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm
giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).
Trên thực tế, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân
được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn
giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp
luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp
luật”...
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn
giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành
Luật tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà
nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật”.
Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Như vậy, thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày
càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo
Trả lờiXóa