Trong lịch sử thế giới, luận điệu “lực lượng vũ trang, quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” đã từng xuất hiện trong thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất. Khi đó, để đối phó với phong trào cách mạng của đại đa số nhân dân lao động Nga với Chính phủ Nga hoàng, không để lực lượng vũ trang, quân đội ngả theo cách mạng, bọn tôi tớ của nền chuyên chế Nga hoàng đã ra sức tuyên truyền về “tính trung lập của lực lượng vũ trang, quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho lực lượng vũ trang, quân đội đứng ngoài chính trị”1.
Sau đó, đến những năm 80 thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống CNXH lại đưa ra luận điệu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, quân đội với nội dung cơ bản là: lực lượng vũ trang, quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước, được tổ chức ra để bảo vệ lợi ích quốc gia, chỉ tuân theo pháp luật; quân đội trung lập về chính trị, không có quân đội XHCN hay TBCN; quân đội đứng ngoài những biến động chính trị - xã hội, đứng ngoài cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước; quân đội không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái chính trị nào.Đưa ra luận điệu
“phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, quân đội, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch chống CNXH nhằm mục tiêu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối
với lực lượng vũ trang, quân đội, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, quân đội các
nước XHCN để khi các lực lượng phản động, đối lập ở các nước XHCN được chúng hỗ
trợ, tiếp tay đứng lên lật đổ chế độ XHCN thì lực lượng vũ trang, quân đội sẽ
“đứng trung lập”, “án binh bất động”, mặc cho CNXH sụp đổ. Trên thực tế, chúng
đã thực hiện thành công “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, quân đội ở Liên
Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây.
Đối với Việt Nam, thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đã và đang đẩy mạnh âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang,
quân đội với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong đó tập trung vào xóa bỏ
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội. Nhằm thực hiện mục
tiêu này, chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng ta,
trong đó tập trung tuyên truyền và cổ vũ cho các luận điệu sai trái đòi bỏ Điều
4 trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta xác
định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và lực lượng vũ
trang, quân đội. Đặc biệt là, trong thời gian gần đây, lấy cớ góp ý vào Điều 70, Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải
tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm
vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế
độ XHCN, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”, xuất
hiện những ý kiến, quan điểm trong đó điển hình là Kiến Nghị của 72 nhân sĩ,
trí thức, Tuyên Bố của cái gọi là các Công Dân Tự do, Kiến nghị của sinh viên
và cựu sinh viên Khoa Luật Hà Nội, Tuyên bố của các công dân tự do dựa trên bài
viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Lá
Thư Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam, Lời Tuyên bố của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Lời kêu gọi của Lê Quang
Liêm và gần nhất là Lời kêu gọi của Khối 8406, v.v. đòi hỏi “một thể chế đa
nguyên, đa đảng, một chính thể với tam quyền phân lập gắn với lực lượng vũ
trang, quân đội trung lập,
đứng ngoài chính trị”; “lực lượng vũ trang, quân đội phải trung thành với Tổ
quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”; “quân đội
là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái
nào”, v.v..
Như vậy, vấn đề
đặt ra là, có hay không có “lực lượng vũ trang, quân đội trung lập, đứng ngoài
chính trị” ? Cho đến nay cũng đã có nhiều bài nói, viết của các vị lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ta, của các nhà khoa học nhằm trả lời vấn đề này. Bài viết này
nhằm góp phần làm rõ thêm câu trả lời là: Không có “lực lượng vũ trang, quân
đội trung lập, đứng ngoài chính trị”? Câu trả lời này dựa trên cơ sở khoa học
sau:
Trước hết, cần thấy rằng, luận điệu “lực lượng vũ
trang, quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” được hình thành
dựa trên quan điểm tư sản sai trái, phản khoa học về bản chất quân đội. Giai
cấp tư sản tìm mọi cách xuyên tạc bản chất quân đội, gán cho quân đội là lực
lượng “siêu giai cấp”, “trung lập về chính trị” bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp
xã hội, nhằm che giấu sự thật là quân đội các nhà nước bóc lột chỉ bảo vệ lợi
ích của các giai cấp bóc lột. Họ còn cho rằng, quân đội dưới chế độ TBCN bao
gồm mọi tầng lớp nhân dân, là tổ chức “ngoài giai cấp” có chức năng “cộng đồng
quốc gia”, phục vụ lợi ích toàn dân tộc, đứng ngoài chính trị. Giai cấp tư sản
còn phủ nhận tính lịch sử của quân đội, cho rằng quân đội là một hiện tượng
vĩnh viễn, có nội dung hoạt động như nhau trong mọi chế độ xã hội nhằm che giấu
mối liên hệ trực tiếp giữa quân đội với chế độ chính trị - xã hội, quân đội
không liên quan gì đến chính trị.
Hai là, trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu nguồn gốc, bản chất
chiến tranh và quân đội, chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định quân đội là một
hiện tượng lịch sử ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của loài người
khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong
xã hội; bản chất của giai cấp quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp giai cấp
của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Trong xã hội có giai cấp, quân đội chưa
bao giờ và không bao giờ đứng ngoài đời sống chính trị của xã hội. V. I. Lênin
đã chỉ rõ: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội
vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp
tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo
quân đội vào chính trị phản động”[1]. Xét đến cùng, bản chất chính trị - xã hội của quân đội được quyết định
bởi quân đội đó do giai cấp nào tổ chức ra, nằm trong tay ai và phục vụ trước
hết cho lợi ích của giai cấp nào trong xã hội. Quân đội do giai cấp áp bức, bóc
lột tổ chức bao giờ cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị, trên cơ sở chà đạp lên quyền lợi của nhân dân lao động. Ngược lại, quân
đội do giai cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra luôn vì lợi ích của
nhân dân. Đặt trong mối quan hệ với nhà nước, quân đội là một bộ phận cấu thành
và là lực lượng đặc biệt quan trọng của nhà nước, luôn tham gia vào mọi hoạt
động chính trị của nhà nước.
Ba
là,
lịch sử chiến tranh và quân đội đã chứng minh rất rõ vấn đề này. Những quân đội
đầu tiên xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp, La Mã cổ đại… đã luôn
đóng vai trò là công cụ bạo lực hữu hiệu giúp giai cấp chủ nô hiện thực hóa mọi
mục đích chính trị, như: bảo vệ nhà nước chiếm hữu nô lệ, trấn áp phong trào
đấu tranh của nô lệ, tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng phạm vi lãnh thổ…
Trải qua thời kỳ trung đại, cận đại và hiện đại ngày nay, vấn đề này vẫn là một
quy luật không hề thay đổi: không có quốc gia nào không do một giai cấp tổ chức
ra, không do một đảng phái chính trị lãnh đạo; không có quân đội nào không gắn
với chính đảng cầm quyền. Chính đảng lãnh đạo quân đội là biểu hiện tập trung
cao nhất, đại diện cho lợi ích giai cấp cầm quyền - cũng là lực lượng chính trị
đã tổ chức ra quân đội. Dù có thừa nhận hay không, quân đội vẫn chịu sự chi
phối bởi quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp đã tổ chức ra nó. Tùy theo
tính chất phản động, hay tiến bộ, cách mạng của giai cấp ấy mà quân đội sẽ thể
hiện bản chất của mình.
Bốn
là,
hiện nay luận điệu “quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị” cũng thường được
đề cập ở các nước thực hiện đa nguyên, đa đảng khi xẩy ra sự tranh giành quyền
lực giữa các đảng phái. Dù các đảng phái ở các nước đó tìm mọi cách che đậy,
nhưng rõ ràng dưới hình thức này hay hình thức khác, quân đội ở các nước đó vẫn
thường xuyên can dự vào đời sống chính trị của đất nước. Nói rằng quân đội Mỹ
đứng ngoài chính trị, không phục vụ cho đảng phái nào là phi thực tế; sự hiện
diện của quân đội Mỹ ở nước ngoài như ở I Rắc, Apganixtan,… không phải chỉ vì
quyền lợi của nước Mỹ, của toàn thể nhân dân Mỹ mà thực chất là nhằm bảo vệ lợi
ích cho các tổ chức tư bản độc quyền, giai cấp tư sản Mỹ. Việc Quân đội Thái
Lan đứng đằng sau các vụ đảo chính quân sự lật đổ chính phủ dân sự hợp hiến,
hợp pháp cũng không chỉ là vì lợi ích của nhân dân Thái Lan, của quốc gia dân
tộc mà thực chất là phục vụ lợi ích của các đảng phái chính trị, v.v..
Năm
là,
lịch sử cách mạng thế giới đã cho chúng ta những bài học sâu sắc về vấn đề
“quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị”. Đồng tình với quan điểm “quân đội
trung lập, đứng ngoài chính trị” cũng có nghĩa là phủ nhận tính giai cấp của
quân đội, bất luận như thế nào cũng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Bài học về
sự tan rã và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, Quân đội và Hải
quân Liên Xô đã từng đánh bại cả hàng chục triệu quân phát xít; từng là trụ cột
vững chắc của Chính quyền Xô-viết và phong trào cách mạng tiến bộ thế giới, đã
bị vô hiệu sau khi tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Với việc
xoá bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, chính những nhà lãnh
đạo Liên Xô lúc đó đã tự làm vô hiệu hoá Quân đội của họ. Lịch sử đã ghi nhận,
chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 1987-1989, gần 50% cán bộ cơ quan chiến
lược của Quân đội và khoảng 30% tướng lĩnh Liên Xô đã bị cho ra quân; trên 100
cán bộ lãnh đạo chính trị cấp chiến dịch - chiến lược bị cách chức. Ngày
23-8-1991, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Liên
Xô và buộc mọi quân nhân là đảng viên cộng sản phải trả thẻ đảng. Ngày
29-8-1991, M. Goóc-ba-chốp ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị và sau đó là
chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong Quân đội Liên Xô. Đó là nguyên nhân rất
quan trọng dẫn tới sự tan rã và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô vào cuối năm 1991. Mặc dù lúc đó,
Quân đội Liên Xô có tới 3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại,
nhưng do bị “biến chất” về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ
được Tổ quốc XHCN.
Sáu là, đối với nước ta,
thực tiễn lịch sử gần 70 năm xây dựng, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt
Nam đã khẳng định một vấn đề mang tính quy luật: sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản, quyết định sức
mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta sáng lập, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, Quân đội nhân dân Việt Nam là
quân đội cách mạng kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang
bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Tuy cơ chế
lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội có những điều chỉnh, thay đổi nhất định gắn
với điều kiện lịch sử cụ thể, song, nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt đối với Quân đội luôn được nhất quán thực hiện. Nhờ đó, Quân
đội đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, trở thành đội quân “bách chiến, bách
thắng”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN hiện nay. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta đã cùng cả dân tộc
vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành
lại độc lập cho Tổ quốc, mang đến cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc
cho nhân dân.
Bảy
là,
gần đây, để viện dẫn cho lý do quân đội chỉ phải trung thành với Tổ quốc và
nhân dân, không phải trung thành với bất cứ đảng phái nào, một số người đã
trích dẫn rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ đề cập quân đội trung với nước,
mà không đề cập quân đội trung với Đảng. Bằng chứng họ đưa ra là: trong lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn,
ngày 26-5-1946 , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng lá cờ “Trung với nước,
hiếu với dân” cho học viên nhà trường. Những người này còn cho rằng việc
sửa câu nói này của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành câu “Trung với Đảng, hiếu với
dân” vô nghĩa. Họ còn cho rằng: trung với nước hiếu với dân” mới tập hợp được
lực lượng toàn dân đánh giặc cứu nước, xây dựng Tổ quốc; bỏ vế “Trung với nước”
như thế là chống lại Hồ Chí Minh chứ không phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đây là sự trích dẫn cắt xén, suy luận xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi sự
thật không phải như vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng vũ trang kiểu mới, lực lượng vũ
trang công nông, sáng lập ra lực lượng vũ trang cách mạng của dân tộc ta. Ngay
từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “tổ chức ra quân đội công nông”, chuẩn
bị lực lượng cho tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhân
tố chính trị trong xây dựng lực lượng vũ trang. Theo Người, “quân sự mà
không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”… Còn thời điểm
lịch sử tháng 5-1946, thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chí
Minh buộc phải tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam, trên thực tế Đảng đi
vào hoạt động bí mật. Do vậy, vào thời điểm nhạy cảm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh
không thể công khai đưa ra quan điểm quân đội trung với Đảng. Sau đó, trong lời
tuyên dương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội vào ngày 22 tháng 12 năm
1964, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Người đã
nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Như vậy, rõ ràng là, cả lý luận và thực
tiễn lịch sử cách mạng thế giới và cách mạng Việt
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóa