Gió biển
Cùng với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, các thành phần kinh tế đã cùng nhau phát triển. Kinh tế tư nhân được Nhà nước chú trọng hỗ trợ bởi các quyết sách, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triển bên cạnh những thành tựu nổi bật cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thực tế này, làm xuất hiện luận điệu trái chiều là tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Kinh
tế tư nhân được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất. Trong hơn 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển,
trở thành lực lượng kinh tế lớn mạnh, đóng vai trò là động lực quan trọng của
nền kinh tế, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thực tiễn ở các nước tư bản phát triển cho thấy, kinh tế tư nhân bao giờ
cũng đóng vai trò chủ đạo, chi phối. Vậy, tại sao trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kinh tế tư nhân không thể và
không bao giờ đóng vai trò chủ đạo? Điều này thuộc về đặc trưng bản chất của
chế độ, chủ trương, định hướng phát triển và những vấn đề nội tại của kinh tế
tư nhân. Đặc trưng về kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang
xây dựng so với các chế độ xã hội khác đó là có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại với chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
chủ yếu. Trong xã hội tư bản, chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa giữ vai
trò thống trị của quan hệ sản xuất, là cơ sở nảy sinh những bất bình đẳng về
kinh tế và áp bức về xã hội. Bỏ qua việc xác lập địa vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới dựa trên
cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ tính ưu
việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.
Chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với đường lối phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đúng đắn, hợp quy luật. Kinh tế
thị trường phát triển với trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản, song không đồng
nhất với chủ nghĩa tư bản và cũng không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Kinh tế
tư nhân là một chủ thể quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, và
không có khu vực kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền kinh tế thị trường đúng
nghĩa. Tuy nhiên, tự thân khu vực kinh tế tư nhân không giúp khắc phục những
khiếm khuyết của thị trường và do đó không thể gắn sứ mệnh là chủ thể dẫn dắt,
có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đối với khu vực kinh tế này.
Với
thành phần kinh tế nhà nước, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020, Đảng ta khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết
nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”. Trên các phương diện kinh tế,
chính trị và xã hội đều khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn
dắt các hoạt động của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất; là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực
lượng sản xuất. Thành phần kinh tế nhà nước có sức mạnh kinh tế các nguồn lực
vật chất của nhà nước, từ doanh nghiệp nhà nước; sức mạnh kinh tế đứng sau các
chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, sức mạnh từ sự cộng hưởng
giữa hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực
quản lý của Nhà nước. Với sức mạnh to lớn đó, kinh tế nhà nước có khả năng tạo
ra các điều kiện vật chất, làm đầu tàu kéo các thành phần kinh tế khác, thúc
đẩy nền kinh tế vận hành và phát triển. Kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm
cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp,
điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nước còn đảm nhận các lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, những lĩnh vực mũi nhọn, có hệ số rủi ro cao mà các thành phần kinh tế
khác kể cả kinh tế tư nhân không có khả năng.
Kinh
tế nhà nước còn là cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá
trình phát triển. Ngoài ra, do bản chất về mặt sở hữu nên kinh tế nhà nước gánh
vác chức năng và vai trò xã hội to lớn. Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh
nghiệp nhà nước đảm nhận những ngành ở những địa bàn khó khăn, thực hiện
sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận
các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu. Đi đầu trong công cuộc xóa
đói, giảm nghèo, gắn tăng trưởng với tiến bộ và công bằng, phát triển nhanh với
phát triển bền vững là thước đo để đánh giá sự “chủ đạo”, dẫn dắt các thành
phần kinh tế khác của kinh tế nhà nước.
Tuy
nhiên, kinh tế nhà nước vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định như: Hiệu quả
sản xuất, kinh doanh, năng suất của một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà
nước còn thấp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, thất thoát và thua lỗ
còn lớn; tình trạng đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, độc quyền doanh nghiệp đang
hiện hữu... Những yếu kém trên diễn ra trong trong khâu tổ chức, quản lý sản
xuất, kinh doanh bắt nguồn từ những sai lầm, yếu kém của một số cá nhân lãnh
đạo và nhà quản trị doanh nghiệp,... chứ không phải là sai lầm về quan điểm,
chủ trương kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vậy nên, một số luận điệu cho
rằng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam không nên để thành phần kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo mà hãy để kinh tế tư nhân dẫn dắt, định hướng,
kiểu như ở các nước tư bản là hoàn toàn sai trái. Đây là mưu đồ của các
thế lực thù địch, sâu xa họ muốn phá hoại thành quả cách mạng, xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa