Cương Trực
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch rêu rao, kích động, cổ súy cho cái gọi là “bất tuân dân sự”, coi đó như là một hành động vì dân chủ, vì nhân quyền. Luận giải bản chất của “bất tuân dân sự” sẽ thấy rõ tính phản động của nó.
Bước sang thế kỷ 20, đặc
biệt sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam, các đời Tổng thống Mỹ đã luôn tìm cách hậu
thuẫn các lực lượng đối lập, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để phá
hoại các nước xã hội chủ nghĩa bằng “biện pháp hòa bình”. Sau khi hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, “bất tuân dân sự” từng bước
trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với “diễn
biến hòa bình”. Trong các cuộc “cách mạng ca hát”, “cách mạng màu”, “cách mạng
đường phố”, “Mùa xuân Ả Rập”... đều có dấu ấn “thành công” của “bất tuân dân sự”. Phong
trào biểu tình ở Hồng Kông (từ tháng 3/2019 đến nay), các cuộc biểu tình lớn ở
Pháp, Mỹ, Nga, Iran, Irắc… hay ở Việt Nam, các vụ sự cố môi trường biển Fomosa
(năm 2016), vụ việc ở xã Đồng Tâm (năm 2017 và đầu năm 2020), ở Bình Thuận (năm
2018)… đều thể hiện rất rõ thủ đoạn kích động “bất tuân dân sự”.
Dưới bàn tay của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, kích động “bất tuân dân sự” đã trở
thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi
chế độ chính trị không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa mà còn ở những nước tiến
bộ, không cùng “quỹ đạo” với chúng.
Thực chất “bất tuân dân sự” là các hoạt
động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối
với một số đạo luật nhất định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật
pháp của nhà nước; là hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà
nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất
là hành vi vi phạm pháp luật hiện hành.
Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến
mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Thiểu số
phục tùng đa số; lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân
phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, “bất tuân dân
sự” về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, “vô chính phủ”, không được bất cứ nhà
nước pháp quyền nào chấp nhận.
“Bất tuân dân
sự” thể hiện sự mập mờ về tính chất của các hình thức đấu tranh, ranh giới giữa
bất bạo động và bạo động không rõ ràng, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh
chóng. Hành vi phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng những điều luật đã
được ban hành; được thực hiện thông qua hình thức bất bạo động thể hiện sự coi
thường kỷ cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền
trong một xã hội văn minh. Hơn nữa, khi hướng tới thay đổi chế độ chính
trị đang tồn tại hoặc lực lượng chính trị đang nắm quyền thì “bất tuân dân sự” là
bước khởi đầu của một cuộc “cách mạng màu” nhằm thực hiện mục tiêu chính trị.
Vì vậy, trong hầu hết các vụ việc, về bản chất, đây là hành vi vi phạm pháp
luật cần phải lên án, đấu tranh loại bỏ.
Bất tuân dân sự là chống đối lại pháp luật
Trả lờiXóa