Hồng Hạc
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Điều đó có nghĩa là, quân đội chỉ mạnh khi duy trì được kỷ luật tự giác, nghiêm minh, không duy trì được kỷ luật tự giác, nghiêm minh quân đội sẽ tan rã, mất sức chiến đấu. Bản chất của kỷ luật quân đội ta do hệ tư tưởng chính trị và chế độ xã hội của Nhà nước quy định. Do đó, để xuyên tạc, phá hoại kỷ luật quân đội, tất yếu các thế lực thù địch đi từ sự xuyên tạc bản chất giai cấp của kỷ luật, phá hoại niềm tin của cán bộ, chiến sỹ vào sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, vào mối quan hệ quân dân; quan hệ cấp trên, cấp dưới; quan hệ đồng chí, đồng đội…
Thứ nhất, về mặt
nhận thức, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền nhằm tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thực
hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội.
Các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền rằng, phải
“phi chính trị hóa” quân đội, rằng quân đội đứng trung lập không chịu sự lãnh
đạo của một đảng phái nào. Vì vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam không thể có tổ
chức đảng nào trong đó, cần đưa chính trị ra khỏi quân đội, bãi bỏ chức chính
ủy, chính trị viên, bỏ môn chủ nghĩa Mác - Lênin trong chương trình học tập ở
các học viện, nhà trường, đơn vị quân đội… Về thực chất của những luận điểm này
là, chúng muốn xóa bỏ mục tiêu chiến đấu của quân đội “Vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội” nhằm tước đoạt cái mạnh, cái ưu thế của quân đội ta
là chính trị - tinh thần, làm cho quân đội mất sức chiến đấu. Một khi quân đội
tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quân đội sẽ mất phương hướng chính trị, mục
tiêu chiến đấu và tất yếu sẽ tự tan rã, kỷ luật quân đội không còn cơ sở để tồn
tại. Đây là những vấn đề gốc, rễ, quy định bản chất kỷ luật của quân đội ta.
Vấn đề “trung lập hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội mà các
thế lực thù địch thực hiện, thực ra không phải là vấn đề gì mới mẻ, mà chỉ là
sự nhại lại những luận điểm cũ rích đã bị phê phán gần một trăm năm nay. Trong
cuộc đấu tranh chống lại quan điểm “trung lập hóa quân đội” của các nhà lý luận
tư sản, Lênin đã từng tuyên bố: “Quân đội không thể và không nên trung lập”[1].
Bởi lẽ, quân đội là công cụ bạo lực của
nhà nước, một bộ phận của hệ thống chính trị xã hội, do một giai cấp nhất định
tổ chức ra và là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp. Quân đội vô sản do nhà
nước của giai cấp vô sản tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân
đội ta theo nguyên tắc tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là yêu cầu khách quan,
là nguyên tắc cơ bản nhất, bảo đảm cho quân đội ta là công cụ sắc bén bảo vệ
thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc lao động
sáng tạo của nhân dân, đây là cơ sở vững chắc của kỷ luật quân đội, không một
thế lực nào phá vỡ nổi.
Thứ hai, xuyên tạc đường lối quân sự của
Đảng, từ đó kích động, chia rẽ quân đội với Đảng.
Bản chất kỷ luật tự giác của quân đội là sự thấu suốt và chấp hành
triệt để mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Xuyên tạc đường lối quân sự của Đảng, các thế lực thù địch hòng làm giảm
niềm tin của cán bộ, chiến sỹ quân đội đối với Đảng, làm giảm hiệu lực lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội. Niềm tin là sự hòa quyện giữa nhận thức, tình cảm, ý
chí của quân nhân, niềm tin là thành phần quan trọng trong động cơ hành vi kỷ
luật của cán bộ, chiến sỹ quân đội. Niềm tin của quân đội với Đảng là nguồn sức
mạnh to lớn, là yếu tố cơ bản giúp quân đội vượt qua mọi khó khăn gian khổ, giữ
vững bản chất cách mạng, chấp hành nghiêm kỷ luật, chiến đấu và chiến thắng mọi
kẻ thù. Nhận thức được điều đó, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc đường lối
quân sự của Đảng.
Nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ Đảng là yêu cầu khách quan đối với quân đội. Thế nhưng các thế lực
thù địch cho rằng: quân đội chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu chống xâm lược, còn
nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng là nhiệm
vụ của công an.
Tổ quốc bao giờ cũng gắn với một chế độ nhất định, cũng như một chế độ
được xây dựng, tạo lập bao giờ cũng ở một quốc gia, dân tộc nhất định. Bởi vậy,
ngày nay khi đất nước ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân
dân ta đang hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa thì lẽ tất nhiên
nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội ta là bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Trước âm mưu
“diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội, vấn đề củng cố vững chắc
trận địa tư tưởng, chống sự xuyên tạc, phá hoại về tư tưởng, kỷ luật của các
thế lực thù địch là một nhiệm vụ không những mang tính tất yếu mà còn rất cấp
bách hiện nay. Để tăng cường kỷ luật quân đội, chống lại sự xuyên tạc, phá hoại
của kẻ thù, các cấp lãnh đạo cần tiến hành đồng bộ các giải pháp có tính hệ
thống như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị trong toàn quân
trên lĩnh vực tưởng và đấu tranh hệ tư tưởng; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác quản lý, giáo dục kỷ luật trong quân đội; kết hợp
chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, phối hợp đồng bộ các cơ quan,
lực lượng, các ngành, các cấp để đấu tranh chống lại sự xuyên tạc, phá hoại của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng nói chung, lĩnh vực kỷ luật quân sự
nói riêng; chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh; tập trung
nâng cao ý chí chiến đấu, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, để kỷ luật thực
sự là “sức mạnh của quân đội”, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị
hóa”, “vô hiệu hóa” quân đội./.
Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trả lờiXóa