Hồng
Quân
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác ra đời lần đầu tiên làm cho phạm trù tiến bộ và công bằng xã hội được xác định một cách toàn diện, đúng bản chất khoa học và cách mạng nhất. Tiến bộ và công bằng xã hội do đó trở thành một mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiến bộ xã hội xã hội nói chung luôn là quá trình đi từ thấp lên cao có tính hợp lôgíc, hợp quy luật lịch sử. Tiến bộ xã hội thống nhất với quá trình phát triển xã hội. Tuy nhiên, giữa tiến bộ xã hội và phát triển xã hội có sự khác nhau.
Nếu như, phát triển với nội dung xuất hiện cái mới, đặc biệt là phát triển lực lượng sản xuất, thì tiến bộ xã hội lại lấy tính chất tiến bộ của quan hệ sản xuất là chủ yếu. Tính chất tiến bộ của quan hệ sản xuất là ở sự phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và mục đích của nền sản xuất phục vụ cho những người lao động. Do đó, không đồng nhất sự phát triển xã hội của chủ nghĩa tư bản đồng nhất với tiến bộ xã hội. Bởi, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thực hiện mục đích lợi nhuận cho nhà tư bản, không vì người lao động. Tiến bộ xã hội gắn với phát triển có tính tổng hợp trên tất cả những lĩnh vực một cách đồng bộ, không quá thiên lệch về một lĩnh vực cụ thể.Tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay mang đặc trưng của xã hội chủ nghĩa và nó
mang dấu ấn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nó có sự đan xen giữa tiến
bộ xã hội với tiến bộ xã hội của xã hội mới tức là những thái độ cũ còn tồn tại
như đạo đức lối sống. Tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay mang đặc điểm, bản chất
của tiến bộ xã hội chủ nghĩa, bởi sau thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc,
đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn trong các xã hội tư bản chủ nghĩa
vẫn có tiến bộ xã hội, nhưng tiến bộ ấy không còn phù hợp với xu thế thời đại.
Tiến bộ xã hội ấy tất yếu sẽ được thay thế bằng tiến bộ xã hội xã hội chủ nghĩa
sau khi cách mạng vô sản thành công. Tiến bộ xã hội xã hội chủ nghĩa đối lập với
tiến bộ xã hội trong các xã hội có giai cấp. Nếu như tiến bộ xã hội trong các
xã hội có giai cấp, đặc biệt trong xã hội tư bản thì xu hướng vận động của nó
càng ngày càng đi vào bế tắc, mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển lực lượng sản xuất
nhanh với sự bất bình đẳng, sự bóc lột, sự tha hóa con người ngày càng lớn.
Trong khi tiến bộ xã hội trong xã hội chủ nghĩa thì những mâu thuẫn ấy có xu hướng
ngày càng hài hòa với nhau theo hướng mở không giới hạn.
Tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay mang bản chất tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bản chất ấy cũng có những sự khác nhau giữa các giai đoạn, thời kỳ cụ
thể. Trong đó có giai giai đoạn đầu là tiến bộ trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Giai đoạn tiếp theo là sự phát triển xã hội chủ nghĩa và cuối
cùng là cộng sản chủ nghĩa văn minh. Giữa các giai đoạn ấy khác nhau, nhưng thống
nhất trong một lô gích và lịch sử, không tách biệt nhau. Tiến bộ xã hội ở nước
ta hiện nay là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển, 2011)
ghi rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc
sống âm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng
phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các
nước trên thế giới”[1]. Nội dung trên là sự khái quát có tính tổng
hợp nhất; là đặc điểm; là trình độ và đặc biệt là hàm chứa hệ thống các tiêu
chí của tiến bộ xã hội xã hội ở nước ta hiện nay.
Tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay thật sự là một cuộc
cải biến cách mạng sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý và nhân dân làm chủ. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển, 2011)
ghi rõ: “Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp
giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến
đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trả qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước
phát triển”[2]./.
Bài viết rất hay và rất ý nghĩa
Trả lờiXóa