Phương Ngọc
Bầu cử là cách thức người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội. Khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.
1. Mưu đồ chống phá bầu
cử
Hiện nay, hai xu hướng
chính đang được các tổ chức và đối tượng chống phá, cơ hội chính trị sử dụng để
phá hoại bầu cử là “tẩy chay bầu cử” và thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”. Hai xu
hướng trên mới nghe thì có vẻ như trái chiều, nhưng thực chất, dù thể hiện dưới
hình thức nào thì cái đích cuối cùng vẫn là phá hoại bầu cử.
Trước hết, nói về chiêu
trò “tự ứng” cử, có thể thấy một loạt đối tượng cơ hội chính trị, “trở cờ”,
biến chất, thậm chí là những đối tượng phạm pháp, đang tích cực lên mạng rêu
rao về bản thân, tiến hành làm hồ sơ để “tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Những
cái tên có thể kể đến là Lê Dũng Vova, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Lê Chí
Thành…
Dĩ nhiên, các “nhà dân
chủ” thừa biết bản thân mình không đủ tư cách, điều kiện để tham gia ứng cử Đại
biểu Quốc hội và chắc chắn sẽ bị “loại từ vòng gửi xe”, nhưng vẫn tích cực “ứng
cử”. Hiển nhiên, đây chẳng phải là một sự “ngây thơ” của các “nhà hoạt động”,
mà nó là một chiêu trò chống phá có chủ đích, vô cùng thâm hiểm.
Không phải ngẫu nhiên mà
mọi hoạt động “tự ứng cử” của các “nhà dân chủ” đều được cập nhật một cách
thường xuyên lên mạng xã hội. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đang cố biến
tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành một sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước
“gây khó dễ” cho những người tham gia ứng cử; tạo cớ cho các “mõ làng” núp bóng
báo chí như BBC, VOA, RFA, RFI, Thoibao.de… lên bài vu khống cuộc bầu cử tại
Việt Nam là “thiếu tự do, dân chủ”, kích động. Sau khi “ứng cử thất bại”, chúng
sẽ vận dụng đến chiêu bài thứ hai: tẩy chay bầu cử.
Nếu như việc tự ứng cử là
chiêu trò “ném đá giấu tay”, thì “tẩy chay bầu cử” là hoạt động chống phá trực
tiếp. Các đối tượng rêu rao nhiều thông tin, luận điệu sai trái để bôi nhọ hoạt
động bầu cử tại Việt Nam như “Cuộc bầu cử Quốc hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo
không thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân nên không cần đi bỏ phiếu”, “bầu
cử tại Việt Nam không có tự do, dân chủ”, “phải thay đổi chế độ bầu cử tại Việt
Nam”, “bầu cử không có nghĩa lý gì”…
Từ đây, các “nhà dân chủ”
bắt đầu tung ra những luận điệu đòi phải thay đổi “những quy định khắt khe” về
đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan
điểm “Đảng cử dân bầu”.
2. Không thể mơ hồ, mất
cảnh giác trước bầu cử
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Do đó, những người được bầu tham
gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước nếu không được sàng lọc kỹ lưỡng, cẩn trọng
thì rất có thể sẽ trở thành các “mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”” ngay
trong lòng Quốc hội. Thực tế, các đối tượng “dân chủ” vẫn luôn tìm mọi cách để
lẻn vào Quốc hội, biến nghị trường trở thành diễn đàn rêu rao các thông tin,
luận điệu sai trái. Thậm chí, nếu có được quyền lực được Nhân dân giao phó, các
đối tượng này sẽ tiến hành hướng lái công tác lập pháp, từ đó tiến đến thay đổi
thể chế chính trị của đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng không thể chủ quan
trước nguy cơ đến từ thủ đoạn cài cắm, móc nối, thu thập tình báo, phá hoại nội
bộ của các thế lực thù địch.
Những chiêu trò đòi chống
phá bầu cử, đòi “thay đổi những quy định khắt khe về đề cử, ứng cử” thực chất
là thủ đoạn để mở rộng cửa cho các phần tử thiếu tiêu chuẩn tham gia vào các cơ
quan quyền lực Nhà nước. Nếu nhẹ dạ, cả tin, chúng ta sẽ rất dễ bị mắc vào bẫy
của các “con buôn dân chủ” và các thế lực thù địch, tự tay lấy đá đập vào nền
hòa bình, ổn định của đất nước.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, là sự kiện chính trị trọng
đại của đất nước và là ngày hội lớn để nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp
lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội
đồng Nhân dân. Với tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh của đất nước,
không thể có chỗ cho những sự mơ hồ, thiếu cảnh giác tồn tại. Cần phải nhanh
chóng, kiên quyết vạch trần các âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử mà các đối
tượng xấu đang tiến hành để kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn một cách
hiệu quả.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa