Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

CẦN NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Văn Hóa

Vừa qua tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền. Trong báo cáo này, HRW cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội... Thậm chí, một quan chức của tổ chức này còn vu cáo rằng, năm 2020 “lại là một năm đen tối nữa cho nhân quyền ở Việt Nam”. Để chứng minh cho lập luận xuyên tạc ấy, HRW đã liệt kê một số bản án dành cho các đối tượng vi phạm pháp luật thời gian qua. Trong đó có những trường hợp đã vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, như: Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Phạm Đoan Trang... 

Đây là điệp khúc cũ rích của HRW mà bao năm qua họ nhai đi nhai lại luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Phải chăng HRW không phân biệt được đâu là lẽ phải, đâu là những hành động sai trái của đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc? Những hành động chống phá Nhà nước, chống phá nhân dân của những kẻ phản bội Tổ quốc, miệt thị đất nước nơi họ sinh ra và lớn lên mà lại được HRW cho là “đang đấu tranh vì tự do, nhân quyền”? Trong khi tất cả những người nêu tên trên đều vi phạm pháp luật Việt Nam về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một sự thật hiển nhiên mà tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện đó là, những công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật. Việc những người có những hành động, việc làm đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật là tất yếu. Và khẳng định rõ ràng rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị pháp luật xử lý. Những lời vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền là nhằm thực hiện ý đồ cổ súy, hậu thuẫn cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, can thiệp bảo vệ cho những đối tượng này, biện hộ cho một số người ở Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bị tuyên các bản án hình sự. Do đó, mọi người dân cần tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về những nhận định sai trái, vu cáo, trình bày sai sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những tổ chức, lực lượng có sự nhìn nhận thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam./.


1 nhận xét:

  1. Việt Nam mà không coi trọng nhân quyền thì chẳng có nước nào coi trọng nhân quyền cả

    Trả lờiXóa