Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN CHỦ”


                                 HB
          Để thực hiện âm mưu can thiệp vào nội bộ nước ta, thời gian qua các thế lực thù địch, phản động và chủ nghĩa đế quốc cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ, chúng kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép và can thiệp vào nước ta để gây bất ổn về chính trị nhằm thiết lập một lực lượng tay sai hoạt động công khai trong nước ta, dần tiến tới lật đổ chính quyền nước ta xây dựng chính quyền mới là tay sai cho chủ nghĩa đế quốc.
Sau khi giành chính quyền tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố khai sinh ra nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Với tinh thần đó, Nhà nước ta đã luôn luôn được xây dựng, củng cố là nhà nước có dân chủ.
Thứ nhất, tính dân chủ của Nhà nước ta đã được khẳng định trong các văn bản quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước.
Cương lĩnh của Đảng, gần đây nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) luôn khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”.
Hiến pháp nước ta quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức (Điều 2).
Quán triệt tinh thần trên, Nhà nước đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật dựa trên quan điểm “dân là gốc”, “dân làm chủ”, nội dung là: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Một số văn bản pháp luật thể hiện rất rõ vấn đề dân chủ của nhân dân như: Luật Khiếu nại, tố cáo, Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thứ hai, nước ta tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình theo tinh thần: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Trong một nhà nước không thể có nhiều người đứng đầu, ở nước ta, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ dại diện.
Các cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị của Nhà nước ta không phải của một hay một nhóm người nào, mà đều “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ”, có tôn chỉ, mục đích, hoạt động theo ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là: Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người. bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là CNCS.
Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số; người đứng đầu do cấp dưới bầu ra.
Trong mỗi cơ quan, tổ chức đều xác định, xác lập cơ chế cho mọi thành viên đều có thể “biết”, “bàn”, “làm”, “kiểm tra” các hoạt động của tổ chức mình và hoạt động chung của Nhà nước.
Ba là, cần thấy rằng để thực hiện dân chủ XHCN phải trên hai phương diện: dân chủ với nhân dân, đồng thời chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
Trong chế độ XHCN vẫn có kẻ thù chống lại Nhà nước, chống lại chế độ, chống lại nhân dân – đồng nghĩa với việc chống lại quyền dân chủ. Nếu không chuyên chính với kẻ thù, các phần tử, thế lực thù địch đi ngược lại xu hướng dân chủ, phá hoại dân chủ, xâm phạm các quyền dân chủ chính đáng của nhân dân thì nền dân chủ XHCN không thể đứng vững và phát triển được.
Để nhân dân thực sự làm chủ phải có cách thức, cơ chế phù hợp, không thể rập khuôn của nước này với nước khác, phải làm cho mọi người nhận thức đúng, đầy đủ quyền của mình; có sức đề kháng được với mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của kẻ thù. Không nên hiểu dân chủ là mọi người muốn làm gì thì làm. Tất cả phải vì mục đích chung, phải chấp hành đúng những quy định chung của đất nước, của xã hội. Ở nước ta, đó là phải chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của tổ chức mà họ tham gia. Bởi lẽ, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp với ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có ý kiến của nhân dân trước khi ban hành. Quá trình thực hiện có những điểm không còn phù hợp thì có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện góp ý. Nếu đó là ý kiến của đa số nhân dân sẽ được Đảng, Nhà nước tiếp thu. Đó là điều Đảng, Nhà nước ta đã quy định, đã thực hiện. Không thể chỉ là những việc làm sai của các cán bộ yếu kém hay chỉ là một vài điều chưa phù hợp mà đổ tại chế độ để rồi hô hào lật đổ chế độ như bọn chúng đã làm.
Cùng với sự phát triển của đất nước, quyền dân chủ của nhân dân ta ngày càng phát triển. Nhân dân cả nước đang thực thi quyền dân chủ được mở rộng khi chúng ta thực hiện việc tổ chức cho các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân các tỉnh, thành phố bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ do mình bầu ra… Đó là minh chứng cho thấy, ở Việt Nam quyền làm chủ của nhân dân được phát huy hơn ai hết, hơn bao giờ hết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét