HB
Các thế lực thù địch và chủ nghĩa đế quốc vẫn cứ rêu rao ở
các nước tư bản mới có dân chủ, còn ở các nước xã hội chủ nghĩa chỉ có Đảng cộng
sản lãnh đạo nên không có dân chủ. Đây chính là luận điệu để chúng thực hiện
chiến lược “Diễn biến hòa bình” đòi các xã hội chủ nghĩa đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập để đi theo con đường tư bản. Vậy ở các nước xã hội chủ nghĩa hay
tư bản chủ nghĩa mới có dân chủ thực sự?
Dân chủ hiểu theo nghĩa
đơn giản nhất là dân được làm chủ. Từ “dân chủ” có thể được sử dụng khi nói về
chế độ chính trị: chế độ dân chủ, quyền dân chủ, cũng có thể sử dụng để nói về
nguyên tắc tổ chức như tập trung dân chủ; quan điểm trên là nói đến chế độ
chính trị; dân chủ tiếp cận dưới góc độ chính trị là muốn nói đến quyền lực của
nhân dân; nói lên rằng nhân dân có quyền lực và làm chủ trong xã hội.
Xã hội loài người khi
sống thành cộng đồng có tổ chức cần có quyền lực chung của cộng đồng để phối
hợp hành động và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội, nó được
biểu hiện thành những chuẩn mực về đạo đức, phong tục tập quán, pháp luật mà
mọi người phải tuân theo, quyền lực ấy được giao cho một số người thực hiện
(người đứng đầu). Cho nên một xã hội gọi là có dân chủ không phải người đứng
đầu mà chính là nhân dân có quyền với quyền lực chung ấy.
Trong chế độ tư bản, nhất
là trong giai đoạn phát triển cao của nó – chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư
sản nêu ra khẩu hiệu “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”, “mọi người là công dân của
đất nước, bình đẳng trước pháp luật”, “mọi người có quyền sống, quyền tự do và
mưu cầu hạnh phúc”; một số yêu cầu về quyền công dân, quyền con người được ghi
nhận về mặt pháp lý, nhiều khát vọng về tự do được pháp luật thừa nhận; nói
cách khác về hình thức, thì giai cấp tư sản nói chế độ tư bản có dân chủ.
Tuy nhiên có thể thấy,
trong chế độ tư bản, giai cấp tư sản là chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, còn đa
số nhân dân lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho giai
cấp tư sản – không có quyền lực về kinh tế; đã không có quyền lực về kinh tế
thì cũng không có cơ sở khách quan bảo đảm quyền lực trong chính trị, bảo đảm
cho sự bình đẳng trước pháp luật được. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, trong
chế độ tư bản, giai cấp tư sản là chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, giữ địa vị
thống trị, toàn bộ cơ cấu quyền lực trong xã hội do giai cấp thống trị đề ra,
tất nhiên chỉ là phản ánh, bảo vệ quyền lợi căn bản của giai cấp thống trị -
giai cấp tư sản. Do còn bị nhiều ràng buộc, nhất là ràng buộc về kinh tế nên
đại đa số người lao động không thể sử dụng những quyền dân chủ đã được quy định
trong pháp luật. Thực ra, dân chủ của người lao động trong xã hội tư bản không
phải do giai cấp tư sản tự ban phát cho họ, mà là do họ phải đấu tranh mới có
được; dân chủ đến đâu tùy thuộc vào áp lực đấu tranh của người lao động. Như
vậy, thực chất, chế độ dân chủ trong xã hội tư bản chỉ là dân chủ đối với thiểu
số là giai cấp thống trị - giai cấp tư sản còn người lao động thì bị bóc lột
không thể nói có dân chủ thực sự được.
Nghiên cứu và hiểu rõ
điều đó, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra mô hình nhà nước để nhân dân có thể
làm chủ thực sự đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa
là nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai
cấp công nhân với nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đây vừa là
mục tiêu, vừa là nội dung, động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội. Trong nhà
nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, được thực hiện bằng nhà nước. Trên lĩnh vực kinh tế, nhân dân được làm
chủ về tư liệu sản xuất, làm chủ quá trình quản lý và phân phối sản phẩm làm
ra; trên lĩnh vực chính trị, nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước:
bầu cử, ứng cả vào các cơ quan quyền lực nhà nước; tuyển chọn, bố trí, bãi miễn
đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn, nghiệp vụ … Với
cơ chế đó, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân có quyền lực trong xã hội,
thật sự làm chủ. Tuy nhiên, không phải và không thể lúc nào mọi người cũng xúm
vào thực hiện quyền lực của mình, nên quyền lực nhân dân thực hiện theo hình
thức đại diện (nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội khác) và nhân dân kiểm soát
quyền lực đã ủy quyền.
Như vậy, có thể thấy các
nước xã hội chủ nghĩa mới có nền dân chủ thực sự, không phải hình thức như các
nước ta bản chủ nghĩa mà hiện nay chúng vẫn rêu rao trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét