Trọng Nghĩa
Hiện nay, mạng xã hội Facebook ở nước ta đã và
đang phát triển rất nhanh, lan truyền đa dạng và ngày càng mở rộng, thu hút
nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ; và đã trở nên phổ biến, mang lại nhiều
giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, nó cũng
được ví như “liều thuốc độc” ẩn chứa nhiều vấn đề độc hại và hiểm họa khó
lường.
Thực tế đã được các thế lực thù địch sử dụng để
tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, lôi kéo các phần tử chống phá cách mạng Việt Nam.
Trên mạng Internet, mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin bịa đặt,
xấu độc, bôi nhọ lãnh đạo gây bất an dư luận, ảnh hưởng uy tín của Đảng và Nhà
nước, gây bất bình và mất lòng tin trong nhân dân. Tác hại của những thông tin
xấu độc trên mạng xã hội Facebook có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng,
dư luận xã hội, dấy lên sự nghi ngờ, gây ra hoang mang, dao động dẫn đến “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ. Hệ lụy của những mã độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối
sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị phá
hoại, văn hóa dân tộc bị mất bản sắc, an toàn xã hội bị đe dọa, thì sẽ tác động
mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa
chọn các giá trị, lối sống và niềm tin.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều giải
pháp kiểm soát, ngăn chặn nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển đa dạng, và
nhanh chóng của công nghệ. Rất nhiều tổ chức, cá nhân trăn trở với thực trạng
này và mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng, giới khoa
học khẩn trương nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu, nhằm kiểm soát, hạn
chế, ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng thông tin độc hại, phản cảm trên
mạng xã hội hiện nay, góp phần định hướng thông tin cho người dùng mạng. Để
giải quyết có hiệu quả vấn đề này cần thực hiện mấy định hướng cơ bản sau:
Một là, cần phải xây dựng hệ thống luật pháp chặt
chẽ hơn, luật pháp phải tạo ra khung pháp lý ủng hộ người tốt, thông tin tốt;
nhưng ngược lại cũng phải xử lý nghiêm với những đối tượng đưa tin độc hại,
xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, …
Hai là, trong xử lý các mã độc, chúng ta phải có
thái độ công khai thẳng thắn, đối thoại trực diện và cung cấp thông tin chính
thống nhanh, kịp thời, đầy đủ, lựa chọn phương thức có thể tác động hiệu quả
nhất đến người dân. Đồng thời, chúng ta cũng phải chấp nhận những thông tin
phản biện bởi không phải cứ cung cấp thông tin chính thống là dư luận đồng ý,
các ý kiến sẽ thuận chiều ngay, mà họ sẽ còn tiếp tục tranh luận. Tất nhiên,
việc tranh luận không nên để đến mức không kiểm soát được, nhưng đó là những gì
mà mỗi cá nhân, kể cả cơ quan quản lý lẫn cả người dân, phải học và nâng cao
khả năng “miễn dịch” trước những mã độc hại.
Ba là, các cơ quan quản lý
cán bộ phải vào cuộc, chứ không thể để thông tin xã hội trôi nổi, kể cả thông
tin đó là đúng hay sai. Chính điều đó sẽ làm triệt tiêu thông tin xấu độc,
“nhạy cảm”. Vấn đề này còn chứng tỏ công tác quản lý cán bộ của mình là một tập
thể quản lý rất chặt chẽ, chính xác, kịp thời. Nếu thấy thông tin trôi nổi trên
mạng mà im lặng thì nguy hiểm, càng im lặng, càng nguy hiểm hơn.
Đứng trước các thông tin xấu độc “nhạy cảm”,
trước thời điểm nhạy cảm trách nhiệm trước tiên là của các cơ quan quản lý của
Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm về cán bộ mà mình quản lý, chịu trách
nhiệm cung cấp thông tin trước dư luận. Việc cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác và trách nhiệm là chìa khóa vạn năng để “giải mã độc” có hiệu quả, phòng
ngừa những thông tin độc hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét