HP
Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản ra đời đã tròn 170 năm, đánh dấu bước ngoặt “CNXH từ
không tưởng trở thành khoa học”; “phong trào công nhân từ tự phát trở thành tự
giác”, là một trong những cuốn sách “gối đầu giường” của giai
cấp vô sản cũng như các Đảng công nhân trên thế giới. Trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản, các tác giả đã khẳng định rằng lịch sử của xã hội loài
người từ khi xuất hiện giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp.
C.Mác và Ph.Ănghen đã phân tích một cách khoa học, triết lý sâu sắc về quá trình phát sinh, phát triển của CNTB và ra đời của giai cấp công nhân, tính tất yếu sự đấu
tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản; trong khi "Các giai cấp khác đều suy tàn và suy vong
cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”[1]. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh sự tất yếu phải diệt
vong của chủ nghĩa tư bản và khẳng định “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng
lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[2] và
nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ không tự động diễn ra. Vai trò kẻ đào huyệt chôn chế
độ tư bản đã trở nên lỗi thời đó sẽ phải do một giai cấp nhất định thực hiện -
giai cấp vô sản, giai cấp do chính xã hội tư bản sản sinh ra: “Giai cấp tư sản
không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng
vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản”[3].
Theo các ông, không một giai cấp thống trị đã lỗi thời nào lại tự nguyện rút
lui khỏi vũ đài lịch sử và do vậy, việc lật đổ giai cấp tư sản với tư cách một
giai cấp thống trị đã hết vai trò lịch sử chỉ có thể thành công bởi một cuộc
đấu tranh giai cấp quyết liệt – cuộc cách mạng vô sản do chính giai cấp vô sản
cách mạng và chính đảng của nó thực hiện.
Tác phẩm, đã nhấn
mạnh vấn đề đấu tranh giai cấp, coi đấu tranh giai cấp là “động lực trực tiếp
của lịch sử” trong xã hội có giai cấp đối kháng, cuộc
đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là “đòn bẩy vĩ đại
của cuộc cách mạng xã hội hiện đại”.
Về mặt thực tiễn, 70 ngày đêm Công xã Pari đã
làm rung chuyển Châu âu và thế giới về sự cần phải thay thế hình thái kinh tế
xã hội tư bản chủ nghĩa bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn –
hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo C. Mác và ph.Ănghen, cuộc đấu tranh để hoàn thành sứ mệnh của mình, giai cấp
công nhân phải "trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Mới đầu, cuộc
đấu tranh được tiến hành bởi những công nhân riêng lẻ, kế đến là những công
nhân cùng một xưởng và sau đó là những công nhân cùng một ngành công nghiệp,
cùng một địa phương chống lại người tư sản trực tiếp bóc lột họ. “Họ không
chỉ đả kích vào quan hệ sản xuất tư sản mà còn đánh vào ngay
cả công cụ sản xuất nữa; họ phá huỷ hàng ngoại hoá cạnh tranh với họ, đập
phá máy móc, đốt các công xưởng ..."[4]. Từ khi có Tuyên ngôn đảng cộng sản, giai
cấp vô sản và những người lao động nghèo khổ đã được thức tỉnh, được tập hợp
thành một lực lượng xã hội to lớn để đấu tranh chống lại mọi áp bức, bóc lột,
các cuộc đấu tranh tuy có trải qua nhiều biến đổi thăng trầm nhưng về cơ bản đã
giành được nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần quyết định tạo nên bộ mặt của
thế giới. CNCS đã trở thành
hiện thực sinh động có sức lôi cuốn, cổ vũ hàng tỷ người trên khắp hành tinh
vùng lên đòi quyền sống, quyền làm người. Phong trào đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng
xã hội đang có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành một phong trào rộng khắp trên
quy mô toàn cầu. Điều đó, khẳng định, ý nghĩa thời đại,
giá trị định hướng cho hoạt động của các Đảng Cộng sản và Công nhân, các lực
lượng yêu chuộng hòa bình trên phạm vi toàn thế giới.
Trong những năm gần đây,
chế độ xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại với tư cách một hệ thống thế giới sau
sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, song không
vì thế mà lý tưởng cộng sản đã bị chặn lại – đó chỉ là một khúc quanh của lịch
sử. Chủ nghĩa công sản đã và đang trở thành hiện thực sinh động có sức lôi
cuốn, cổ vũ hàng tỷ người trên khắp hành tinh vùng lên đòi quyền sống, quyền
làm người. Lý tưởng cộng sản và tinh thần xã hội chủ nghĩa vẫn không ngừng bừng
sáng trong không khí cách mạng ở nhiều nước trên thế giới. Các phong
trào đấu tranh của giai cấp cách mạng, lực lượng tiến bộ đã bắt đầu hồi phục,
phát triển ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí những tinh thần chủ nghĩa xã
hội cũng dần được nhóm lên ở ngay trong lòng các nước tư bản. Sự hồi sinh của
các phong trào cách mạng đã góp phần quan trọng để khẳng định tính chất quá độ
lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới của thời đại ngày nay.
Như vậy, với ý nghĩa, giá trị và sức sống của
Tuyên ngôn, trước hết là ở bản chất cách mạng và nội dung khoa học sâu sắc của
nó. Trong Tuyên ngôn, những “luận điểm chủ yếu”, “tư tưởng cơ bản và chủ đạo”,
nền tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử – quan niệm duy vật về lịch sử, lần đầu tiên đã được
C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày dưới dạng hoàn chỉnh, cô đọng, súc tích và
có hệ thống. Nhấn mạnh vấn đề đấu tranh
giai cấp, coi đấu tranh giai cấp là “động lực trực tiếp của lịch sử”, có nhiệm vụ đập tan sự hư
truyền về “bóng ma cộng sản” của các
thế lực thù địch; công khai mục đích của những người cộng sản.
Đối với Việt Nam, giai cấp
công nhân Việt Nam là sản phẩm trong chương trình khai
thác thuộc địa của Thực dân Pháp. Với truyền thống không cam chịu trước sự áp đặt
của các thế lực ngoại bang, ngay từ những ngày đầu, đã
xuất hiện những hình thức đấu tranh phong phú và ngày một mạnh mẽ, quyết
liệt. Tuy nhiên, trước khi có Đảng, phong trào đấu tranh chỉ mang tính tự phát.
Sau 30 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin, đến với tinh thần của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và quyết định bước ngoặt cho giai cấp công nhân
Việt Nam,
chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, đó là cơ sở nền tảng quyết định xu
hướng cách mạng Việt Nam. Ý nghĩa hiện thời của Tuyên ngôn, trong đó vấn đề đấu
tranh gia cấp của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên giá trị và là kim chỉ nam
cho xác lập các nguyên tắc, bảo đảm định hướng
XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tuyên ngôn Đảng cộng sản là cơ sở lý luận sắc bén cho những quan điểm chiến
lược của Đảng về
giai cấp, đấu tranh giai cấp trong công cuộc đổi mớí. /.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét