Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

ĐỐI LẬP GIỮA C.MÁC VỚI CHÍNH C.MÁC - MỘT TRONG NHỮNG THỦ ĐOẠN NGUY HIỂM CHỐNG PHÁ CHỦ NGHĨA MÁC


                                                                                    Kiên Trung
Sau không biết bao nhiêu lần tuyên bố về cái chết của chủ nghĩa Mác, ngày nay các học giả tư sản buộc phải thừa nhận rằng chủ nghĩa Mác vẫn tiếp tục là một hiện thực luận và thực tiễn có tầm quan trọng quyết định, chủ nghĩa Mác, với tư cách là một học thuyết, một thực tế chính trị về xã hội, là mt bộ phận hợp thành của thế giới hiện đại.
Như vậy, nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đối thoại chủ với chủ nghĩa Mác đã trở thành một yêu cầu khách quan không cưỡng lại được của thi đại. Song, với bản chất của mình, các học giả tư sản hiện đại mặc dù thừa nhận chủ chủ nghĩa Mác, nhưng ngay lập tức họ tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, phủ nhận học thuyết ấy. Một trong số đó là “chiêu trò” đối lập giữa C.Mác với chính C.Mác. Cụ thể, họ đối lập “C.Mác thời trẻ” với “C.Mác thời đã chín muồi”.
Lược lại lịch sử chúng ta thấy một sự thật hiển nhiên rằng, trong các tác phm đầu tay của C.Mác, chủ nghĩa Mác tất yếu chưa thể đạt tới ngay sự thuần thục về nội dung và và hình thức diễn dạt (hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật,…), ranh giới giữa bản thân nó với các nguồn gốc lý luận của nó, chưa được vạch ra một cách rõ ràng, dứt khoát. Chẳng hạn, Các bản thảo kinh tế - triết học (1844) là một ví dụ. Nội dung chính của tác phẩm là sự phê phán của C.Mác đối với kinh tế chính trị học tư sản, sự trình bày của C.Mác về mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng lao động bị tha hóa và chế độ tư hữu, để từ đó rút ra tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được xem là con đường duy nhất để xóa bỏ tình trạng lao động bị tha hóa. Tuy nhiên, vào lúc này C.Mác còn chưa làm được “cuộc thanh toán cuối cùng” với triết học nhân bản của Phoiơbắc, để diễn đạt nội dung tư tưởng của mình. Do đó, sự hạn chế của các bản thảo kinh tế triết học 1844 đương nhiên không chỉ đơn thuần là về mặt từ ngữ diễn đạt. Nhưng, nếu chỉ lấy một số những từ ngữ nói trên và tách chúng ra khỏi nội dung cơ bản của nó thì rõ ràng đã biến lý luận về chủ nghĩa cộng sản của C.Mác thành một học thuyết về sự tha hóa của con người không có sự khác biệt cơ bản với chủ nghĩa duy vật nhân bản trừu tượng của Phoiơbắc. Việc đem C.Mác đối lập với chính C.Mác trên đây dựa vào một sự “nghiên cứu tùy tiện, cắt xén, chỉ cốt nhặt ra một số mặt thứ yếu, thường là về mặt hình thức”, mà hoàn toàn bỏ qua nội dung chủ yếu trong các tác phẩm đầu tay của C.Mác, rồi lại căn cứ vào những điều nhặt ra đó để đưa ra kết luận toàn diện và toàn bộ về chủ nghĩa Mác thì quả là một “dụng ý chính trị” sâu sắc. Và đó chính là cái đích mà các nhà mác học tư sản nhằm đạt tới trong khi họ muốn cùng chúng ta “tìm hiểu lại” về C.Mác, về chủ nghĩa của Mác.
Thực chất của phương thức này là nhằm xuyên tạc quá trình lịch sử phát triển tự nhiên của chủ nghĩa Mác để hòng đem C.Mác thời trẻ đối lập với “Mác thời đã chín muồi” (nghĩa là khi chủ nghĩa Mác đã được hoàn thành trên những nét cơ bản của nó). Sự giả mạo, xuyên tạc ở đây là chỗ “phương pháp nghiên cứu” đó đem cắt rời một cách tùy tiện những giai đoạn khác nhau của một quá trình phát triển thống nhất một cách biện chứng, nghĩa là bao gồm sự đứt đoạn của tính liên tục và gắn cho chúng một sự đối lập vốn chỉ có trong ý đồ chủ quan của họ.
Mặt khác, họ còn lớn tiếng rêu rao rằng, “C.Mác thời trẻ” là những thời kỳ huy hoàng nhất trong sự phát triển của C.Mác và chủ nghĩa Mác, Các bản thảo kinh tế - triết học (1844) là tác phẩm rạng rõ nhất, đỉnh cao nhất trong sự sáng tạo khoa học của C.Mác, trong đó các nguyên lý cơ bản của triết học và chủ nghĩa cộng sản được trình bày đầy đủ nhất; còn từ đó về sau chỉ còn là quá trình “đi xuống”, “thoái hóa” của chủ nghĩa Mác. Như vậy có nghĩa là, họ đem cái chưa phải là chủ nghĩa Mác thực sự để thay thế chủ nghĩa Mác trong dạng thuần thục của nó để thực hiện thủ đoạn đối lập chủ nghĩa Mác ngay từ bên trong, từ chính bản thân chủ nghĩa Mác.
Hơn lúc nào hết, chúng ta hãy nhớ lại lời dạy của V.I.Lênin: kẻ thù của chúng ta không chỉ tìm cách giết chết chủ nghĩa Mác bằng sự vu khống, xuyên tạc trắng trợn bỉ ổi nhất, bằng sự khủng bố đẫm máu đối với những người mácxít, mà cũng còn giết chết nó bằng thủ đoạn “dịu hiền”, làm cho nó bị nghẹt thở vì những vòng tay trìu mến, bằng sự thừa nhận giả dối tất cả những mặt và những yếu tố mà chúng gọi là “thực sự có tính chất khoa học” của nó. Chính vì vậy, “trong dàn hợp xướng” chống phá chủ nghĩa Mác hiện nay, chúng ta cần cảnh giác với chiêu trò “đối lập giữa C.Mác với chính C.Mác” của các thế lực thù địch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét