HH
ĐTLL ở nước ta hiện nay, diễn ra trong điều kiện đất nước có hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong khi kẻ thù lại luôn tìm mọi cách để tấn công phá hoại sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chúng ta. Đất nước ta, sau hơn 50 năm hòa bình, thống nhất, hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đã giành được nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã thoát khỏi
tình trang nước nghèo, trở thành nước có trình độ phát triển trung bình, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống nhân dân và thực hành công bằng xã
hội. Con đường đi lên CNXH đã dần rõ ra cả về nội dung và phương thức thực hiện
từng bước quá độ lên CNXH trong điều kiện cách mạng thế giới vẫn đang trong thời
kỳ thoái trào, nhưng các nước kiên trì con đường XHCN đã có được nhiều bài học
thành công trong cải cách, đổi mới đất nước quá độ lên CNXH.
Trên
thế giới, CNTB đã biết tận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - công
nghệ ứng dụng vào phát triển sản xuất, tạo nên sự đột phá trong nhiều ngành
kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, khắc phục khủng hoảng, tiếp tục có bước phát
triển mới. Chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” tiến công
các nước XHCN còn lại, gắn “diễn biến hòa bình” với “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nội bộ ta về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một bộ phận đảng
viên, cán bộ, nhất là số có chức, có quyền trong Đảng, bộ máy Nhà nước. Đế quốc
Mỹ vẫn không quên nỗi đau của sự thất bại trong cuộc chiến tranh can thiệp và
xâm lược Việt
Nội dung ĐTLL ở
nước ta hiện nay, có nhiều biểu hiện mới rất đa dạng, phong phú của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng với các luận thuyết đối lập. Thấm
nhuần sâu sắc tư tưởng của V. I. Lênin nhấn mạnh vai trò của lý luận cách mạng
đối với phong trào cách mạng và “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng
dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”[1],
trong hơn 90 năm qua, cách mạng Việt Nam đã luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hoạt động
cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua là thắng
lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam.
Nội
dung cơ bản của ĐTLL ở nước ta hiện nay là đấu tranh giữa sự khẳng định hệ thống lý luận mácxít bản chất khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng
của Đảng và kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam trước đây cũng như
hiện nay và vạch trần bản chất phản động, phản khoa học
của các luận thuyết tư sản, phản động, cơ hội xét lại dưới mọi mầu sắc
ra sức phủ định, xuyên tạc lý luận về con đường cách mạng Việt Nam. Lợi dụng
khi cách mạng thế giới đang trong lúc gặp nhiều khó khăn, các nhà lý luận tư
sản cùng với các phần tử cơ hội xét lại dưới mọi mầu sắc đã lớn tiếng xuyên
tạc, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt
Nam; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi hỏi sự đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập. Chúng còn phủ nhận CNXH hiện thực, tán dương CNTB,
phủ nhận mục tiêu, lý tưởng XHCN của nhân dân; xuyên tạc sự nghiệp đổi mới đất
nước, chủ trương đưa đất nước đi theo con đường thứ ba, thực chất là con đường
TBCN.
Một
số học giả tư sản cố tình xuyên tạc rằng, ở thời đại văn minh tin học ngày nay,
thuyết giá trị lao động đã bị thuyết giá trị tri thức thay thế; lý luận giá trị
thặng dư đã bị thay thế bởi lý luận coi lợi nhuận là thù lao cho việc tổ chức
quản lý sản xuất; sự can thiệp của nhà nước đã triệt để loại bỏ được tình trạng
sản xuất vô chính phủ và khủng hoảng kinh tế; sự phát triển giai cấp trung lưu
mới sẽ xoá bỏ được sự đối lập giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, v.v.. Điều
đó làm cho học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác mất cơ sở tồn tại. Nhưng sự
thực, việc nâng cao vai trò của khoa học - công nghệ trong sản xuất không hề
phủ nhận thuyết giá trị lao động của C. Mác, mà là chứng minh rõ hơn tính đúng
đắn của thuyết giá trị lao động. Vì bản thân nghiên cứu khoa học là một loại
lao động, lao động sáng tạo giá trị khoa học. Bản thân các thiết bị kỹ thuật dù
là tiên tiến nhất cũng không tạo ra giá trị, mà chỉ là sự dịch chuyển giá trị.
Thuyết giá trị bao gồm cả sự sáng tạo giá trị của lao động trí óc là đúng đắn.
Giá trị thặng dư vẫn tồn tại trong xã hội tư bản hiện đại, bộ phận phần lớn
được sinh ra từ lao động thặng dư vẫn bị nhà tư bản chiếm hữu, không có bộ phận
này thì không có lợi nhuận. Tạo ra giá trị thặng dư vẫn là lao động (bao gồm cả
lao động khoa học), chứ không phải là bản thân khoa học - kỹ thuật và các thiết
bị tiên tiến.
Ở thời kỳ toàn cầu hoá, ra đời các công ty
xuyên quốc gia là bước điều chỉnh quan trọng làm tăng tính xã hội của quan hệ
sản xuất TBCN. Nhưng điều đó không thể loại bỏ được mâu thuẫn cơ bản vốn có của
nó giữa tính chất xã hội hoá sản xuất với việc chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất (dù cho nó thay đổi hình thức mới là chế độ cổ phần), mà chỉ là mở rộng
mâu thuẫn đó ra phạm vi thế giới. Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của nền sản xuất
TBCN, ngay từ đầu được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản; tính chất của mâu thuẫn đó là đối kháng, nhưng mức độ
biểu hiện cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ và quy mô bóc lột của giới
chủ tư bản đối với giai cấp công nhân. Điều đó càng chứng minh cho kết luận của
C.Mác rằng, "xác thịt" của tư bản có thể thay đổi, nhưng bản chất bóc
lột lao động làm thuê bằng giá trị thặng dư thì không hề thay đổi. Bản chất
kinh tế đó của CNTB là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh và duy trì mâu thuẫn cơ bản
của xã hội tư bản, quy định sự diệt vong tất yếu của CNTB.
Tính đặc thù ĐTLL ở nước ta hiện nay có sự gắn bó chặt chẽ giữa nội dung
lý luận chính trị với tư tưởng, đạo đức, lối sống góp phần hình thành nhân cách
con người mới XHCN phát triển toàn diện với nhân cách đạo đức, lối sống tư sản
mang đậm chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chạy theo
giá trị vật chất, thực dụng. Mục tiêu, lý tưởng chính trị và đạo đức cách mạng luôn gắn bó mật
thiết với nhau, làm cho các nhiệm vụ chính trị được mỗi người nhận thức và hoàn
thành một cách tự giác. Điều này hoàn toàn trái ngược với nội dung chính trị và
đạo đức tư sản chỉ nhằm mang lại lợi ích cá nhân cực đoan đối lập với đạo đức
các mạng. Trong chiến lược
"diễn biến hoà bình" chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, chủ nghĩa
đế quốc và thế lực thù địch đặc biệt chú trọng thúc đẩy quá trình “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng, Nhà nước, mỗi tổ chức, cá nhân, đảng viên,
cán bộ ta. Khi các tệ nạn xã hội tiếp tục gia tăng, phân hóa giàu nghèo có xu hướng
phát triển; tình trạng quan liêu, mất dân chủ của nhiều cán bộ, đảng viên, nhất
là những cán bộ có chức, có quyền đã làm cho người dân bất bình, khiếu kiện
đông người phức tạp.
Các
thế lực thù địch và các phần tử cơ hội coi đây là cơ hội "vàng" để họ
tác động, làm chuyển hóa tình hình, thay đổi đường lối ở nước ta, cho nên họ
gia tăng hoạt động rất điên cuồng với nhiều thủ đoạn và sách lược mới; kết hợp
các lực lượng, phương tiện bên ngoài với tận dụng phát triển lực lượng trong
nước để tạo ra "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", chống đối
từ nội bộ Đảng, xã hội ta, thực hiện phá ta từ bên trong phá ra, lấy "cộng
sản tự diệt cộng sản", "cộng sản con diệt cộng sản bố"... Chúng
đang cố tìm và dựng lên những "ngọn cờ" để can thiệp quân sự gây
chiến tranh xâm lược bằng việc quốc tế hóa.
bài viết rất hay
Trả lờiXóa