HH
Một là, xây dựng đội ngũ, các nhà khoa học xã hội nhân văn có uy
tín đủ về số lượng, có cơ cấu và chất lượng đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của
cuộc đấu tranh lý luận trong tình hình mới.
Muốn nâng cao năng lực đấu tranh lý luận không thể không gắn với xây dựng đội ngũ các nhà khoa học có uy tín. Đội ngũ này chỉ thực sự vững mạnh trên cơ sở kết hợp thống nhất cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, trong đó chất lượng là quan trọng nhất.
Số lượng các nhà khoa học xã hội nhân văn là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của cả đội ngũ các nhà khoa học. Số
lượng đó được tính theo biên chế do yêu cầu nhiệm vụ, trên cơ sở phân công lao
động khoa học ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Số lượng nhiều quá sẽ gây
lãng phí, nhưng ít quá sẽ gây nên tình trạng “quá tải”, ảnh hưởng tới chất
lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, số lượng cán bộ KHXH đấu tranh
lý luận chưa đủ về số lượng, còn thiếu chuyên trách, một số phải làm việc với
cường độ cao. Vì thế, họ còn ít thời gian và sức lực để nghiên cứu, học tập
nâng cao trình độ, hạn chế khả năng đấu tranh lý luận.
Cơ cấu các nhà khoa học xã hội
nhân văn biểu hiện ở sự phân bổ hợp lý cán bộ theo các chuyên ngành KHXH,
bảo đảm cán bộ được đào tạo chuyên sâu theo yêu cầu. Hiện nay, cơ cấu cán bộ
khoa học đấu tranh lý luận còn có những bất cập, vẫn còn tình trạng kiêm nhiệm,
hoặc chưa được đào tạo chuyên sâu..., Do đó, điều chỉnh cơ cấu các nhà khoa học
KHXH là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng đội ngũ đấu tranh lý
luận hiện nay.
Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa
học tham gia đấu tranh lý luận biểu hiện ở cả phẩm chất và năng lực, là sự hoàn
thiện các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tài năng, trí tuệ, sự
hiểu biết, thể chất, tâm lý... đảm bảo cho họ đủ sức hoàn thành tốt các nhiệm
vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận tốt là điều
kiện đặc biệt quan trọng đảm bảo cho phát triển năng lực đấu tranh lý luận của
chính họ. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận phải
được tính đến ngay từ khâu tuyển chọn, phải lựa chọn được những người có đủ
phẩm chất, năng lực và tư chất, để bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện họ để họ trở
thành người cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận tốt. Như vậy,
nhiệm vụ của đấu tranh lý luận hiện nay là phải xây dựng đội ngũ cán bộ khoa
học cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
Hai là, giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu
tranh lý luận có năng lực trình độ nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Công tác giáo dục là một hoạt động cần thiết, thường
xuyên của Đảng, trong đó có đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận.
Đội đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận này là những người đi
giáo dục. Bản thân họ đã được giáo dục rèn luyện khá chu đáo nhưng vẫn cần được
tiếp tục giáo dục, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất năng lực, ngày
càng hoàn thiện bản thân, từ đó tích cực chủ động thực hiện thắng lợi mọi nhiệm
vụ được giao.
Muốn đấu tranh lý luận có hiệu
quả, chúng ta trước hết phải có kiến thức sâu rộng về các ngành, lĩnh vực khoa
học, nhất là khoa học xã hội. Chủ thể đấu tranh lý luận chỉ có thể giành thắng
lợi trong cuộc đấu tranh này khi có sự hiểu biết, trí tuệ, năng lực hoạt động
về lý luận hơn hẳn đối phương. Để nâng cao năng lực đấu tranh lý luận, đội ngũ
cán bộ khoa học trước hết phải nhận thức sâu sắc, hệ thống chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì đó là vũ khí lý luận sắc bén nhất trong cuộc
đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết khoa học và cách mạng nhất, nó chỉ
rõ các quy luật vận động phát triển của xã hội, đặc biệt là quy luật chuyển
biến từ CNTB lên CNXH và CNCS, mang lại cho con người thế giới quan và phương
pháp luận khoa học, trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động vũ khí
lý luận và phương pháp giải phóng bản thân khỏi ách áp bức và bóc lột, xây dựng
xã hội ấm no, tự do và hạnh phúc.
Sở dĩ do không có hành động đấu
tranh lý luận đúng đắn là vì: “tính chiến đấu của chúng ta trong cuộc đấu tranh
lý luận chưa cao. Có nguyên nhân quan trọng là còn ít người hiểu sâu sắc, có hệ
thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc chịu ảnh hưởng của
một số nhận thức cũ được trình bày rút gọn, giản lược trong các sách giáo khoa
trước đây”[1][2].
Nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin
không tách rời với nghiên cứu, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí
Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, là hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng nước ta kiểm nghiệm.
Không chỉ nắm vững chủ nghĩa Mác
- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý
luận rất cần phải am hiểu sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, những tri thức mới trên các lĩnh vực khoa học khác nhau
và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam,
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Chỉ có trên cơ sở nắm vững các vấn đề đó, đội
ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận mới có khả năng nghiên cứu khoa
học và đấu tranh lý luận đúng đắn, sâu sắc, mới có thể giải đáp được các
vấn đề phức tạp của cuộc sống, của quá trình đổi mới đất nước và tham gia đấu
tranh lý luận có hiệu quả.
Giáo dục nâng cao nhận thức về
mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về tính ưu việt của chủ
nghĩa xã hội và những trở ngại không thể tránh khỏi trên con đường phát triển.
Ba là, đấu tranh bảo vệ, giữ vững lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trở thành di sản quí báu chúng ta cần quán triệt, vận dụng, phát
triển và bảo vệ. Sự vận động của thực tiễn không ngừng đặt ra những yêu
cầu mới, những vấn đề mới cho nghiên cứu, khai thác, phát triển những di sản lý
luận Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu
tranh lý luận phải tích cực, chủ động nghiên cứu những di sản đó, biến nó trở
thành nhu cầu, động lực phấn đấu của bản thân, đồng thời tạo các điều kiện
thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập nhằm đạt kết quả cao nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, vận
dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần đi sâu làm rõ những vấn đề
sau đây:
- Những luận điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn và vẫn đúng với thực
tiễn, cần ra sức bảo vệ.
- Những luận điểm cơ bản của lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng và phù hợp với điều
kiện lịch sử lúc bấy giờ, đến nay không con phù hợp, thì sổ sung, hoàn thiện.
- Những luận điểm cơ bản của lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng những người vận dụng
hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ, cần chỉ rõ để nhận thức đúng, đủ và vận dụng đầy
đủ.
- Những luận điểm cơ bản của lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được đề cập đến hoặc chưa
đầy đủ thì bổ sung cho đầy đủ.
- Những luận
điểm cơ bản của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không còn
phù hợp với thực tiễn thì đổi mới cho phù hợp với thực tiễn.
- Những luận điểm cơ bản của lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn mới chưa từng đề cập
thì phát triển
Yêu cầu trong quá trình nghiên
cứu, vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt quan
điểm: khoa học, thuyết phục, chống áp đặt chủ quan.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh lý luận, có định hướng rõ ràng để đội ngũ cán
bộ khoa học đấu tranh với các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Nâng cao năng lực đấu tranh lý luận của đội ngũ cán bộ
khoa học tham gia đấu tranh lý luận đáp ứng đòi hỏi mới của cách mạng là một
quá trình thường xuyên, liên tục, không có giới hạn và không có điểm tận cùng.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và vận động của thực tiễn sẽ nhanh chóng
làm cho kiến thức của đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận trở
nên thiếu hụt, lạc hậu và hoạt động thực tiễn kém hiệu quả nếu không được liên
tục bổ sung bằng con đường học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Vì thế,
đẩy mạnh hoạt động thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh
lý luận có tác dụng không ngừng nâng cao năng lực đấu tranh lý luận của họ.
Điều đó đặt ra yêu cầu học tập, rèn luyện không ngừng, là học thường xuyên, ở
mọi lúc mọi nơi, học ở trường, học qua sách vở, học từ cuộc sống, nhất là học
trong thực tiễn công tác nghiên cứu khoa học và đấu tranh lý luận; nội dung học
tập toàn diện, đặc biệt sâu sắc về chuyên ngành, bảo đảm tính hệ thống và hiện
đại; phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo và phương pháp khoa học trong quá
trình hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu khoa học và đấu tranh lý luận là những
hoạt động thực tiễn chủ yếu của đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đấu tranh lý
luận. Các hoạt động này quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Đội ngũ cán
bộ khoa học tham gia đấu tranh lý luận sẽ thu được kết quả tốt trong đấu tranh
lý luận nếu biết tận dụng các khả năng và thành quả từ nghiên cứu khoa học. Mặt
khác, thông qua hoạt động thực tiễn đó mà đánh giá, kiểm nghiệm và phát triển
trình độ nhận thức, khả năng hoạt động sáng tạo trong đấu tranh lý luận. Đẩy
mạnh thông tin tuyên truyền một các kịp thời, có định hướng chính trị đúng đắn
về các vẫn đề thực tiễn đang đặt ra. Các nhà khoc học cần nghiên cứu kỹ lưỡng
trên cơ sở khoa học để giải đáp. Từ đây đội ngũ các nhà khoa học đấu tranh với
các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch./.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa