Hồng Hạc
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu thâm hiểm, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay, chúng luôn tìm mọi cách bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thời gian qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội và trang tin điện tử tiếng Việt của một số cơ quan báo chí nước ngoài, có ý kiến vẫn cố tình cho rằng, “tương lai thế giới này không có chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa xã hội là hoang tưởng”, "chủ nghĩa xã hội-đường đi không đến đích", “chủ nghĩa xã hội là ảo vọng”. Từ đó, các thế lực thù địch, phản động đòi Đảng ta, nhân dân ta phải từ bỏ mục tiêu, con đường đã chọn và đi theo con đường khác, chúng ta cần phê phán những quan điểm trên để bảo vệ sự đúng đắn của mô hình chủ nghĩa xã hội.
Thứ
nhất, chủ nghĩa xã hội là hiện thực, là tương lai của nhân loại
Chủ
nghĩa Mác - Lênin chỉ ra các cấp độ hiện thực hóa của CNXH như sau:
Cấp
độ thứ nhất, tính hiện thực của CNXH được thể hiện qua những nhân tố, tiền
đề mang tính chất xã hội hóa ngay trong thực tế phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Điển hình là sự phổ biến phương thức sản xuất công nghiệp, sự tăng lên các
mối liên kết của nhân loại trong sản xuất, dịch vụ và sự định hình hệ thống
pháp luật - công pháp quốc tế để cùng nhau giải quyết một cách công bằng, bình
đẳng những vấn đề của phát triển hiện đại.
Cấp
độ thứ hai, tính hiện thực của CNXH thể hiện ở những phong trào, trào lưu
XHCN hướng tới công bằng, bình đẳng, dân chủ... Thực chất là những xu hướng vận
động, những cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội với các mục tiêu hòa bình, độc
lập, cùng phát triển trong dân chủ, công bằng và bền vững.
Cấp
độ thứ ba là thông qua các cuộc cách mạng xã hội, xác lập chế độ dân chủ
XHCN, thông qua đó xác lập quyền làm chủ của nhân dân, chế độ kinh tế XHCN trên
cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, phát triển nền kinh tế, thực
hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động... Đặc trưng chính trị
của chế độ XHCN là giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo thông qua vai trò
cầm quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, quyền làm chủ của nhân dân được thực
hiện thông qua nhà nước XHCN.
Cấp
độ thứ tư là sự xác lập trên thực tế hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ
nghĩa - chủ nghĩa cộng sản. Một xã hội mới phát triển ở trình độ rất cao cả về
sản xuất dịch vụ và tổ chức quản lý, được xây dựng trên nguyên tắc “làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu”, con người được phát triển tự do, xã hội không còn
giai cấp, không còn nhà nước, môi trường thiên nhiên được bảo vệ bền vững; hòa
bình và hữu nghị trở thành quan hệ phổ biến và tất định trong quan hệ quốc tế.
Loài người trên trái đất này bước vào một giai đoạn phát triển với trình độ
mới: Xã hội cộng sản văn minh.
Phản ánh các cấp độ phát triển của CNXH hiện thực là lý
luận Chủ nghĩa xã hội khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Hiện thực hóa lý luận
này tiêu biểu nhất là quá trình xây dựng CNXH hiện thực trên thế giới mà khởi
đầu là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và các xu hướng đi lên CNXH hơn 100
năm qua. Trải qua khá nhiều thăng trầm, tính hiện thực của CNXH vẫn được thể
hiện trên nhiều phương diện và cấp độ.
Thứ
hai, CNXH hiện diện ở nhiều quốc gia là minh chứng khách quan
Hiện
nay, mô hình phát triển này đang là thực tiễn ở nhiều nước Bắc Âu và một số
quốc gia phát triển khác. Ở những nước này, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, tuy vẫn còn là chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng khá nhiều giá trị XHCN, nhân
tố XHCN đã và đang được tích lũy. Giá trị xã hội, lợi ích xã hội, mục tiêu xã
hội, ý nghĩa xã hội của các hoạt động rất được xem trọng và được coi như những
nhân tố hữu cơ của các quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả
ấy trước hết là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân nhưng mặt khác, cũng cần
thấy rằng, chính quy luật của cuộc sống-ở đây là xu thế xã hội hóa, đã thúc đẩy
những tiến bộ xã hội ấy.
Sau
cuộc khủng hoảng của một mô hình xây dựng CNXH ở Đông Âu và Liên Xô
(1989-1991), nhiều nước vẫn giữ vững chế độ XHCN, tiến hành cải cách đổi mới và
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. CNXH hiện thực đang là
thực tế ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba... Ở những quốc
gia này, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã và đang gắn liền với tiến bộ và công
bằng xã hội. Chế độ dân chủ XHCN, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhà
nước XHCN, quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân đều là những thực tế không thể
phủ nhận. Đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH trong cải cách đổi
mới ở các nước XHCN hiện nay không chỉ xác nhận xu thế đi lên CNXH ở cấp độ
quốc gia mà còn cống hiến những con đường, biện pháp mới mẻ để xây dựng CNXH.
Những cống hiến đó đã được các đảng cộng sản và đảng công nhân, các lực lượng
tiến bộ trên thế giới thừa nhận như những giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối
cảnh, xu thế thời đại ngày nay.
Như
vậy, với một cách nhìn khoa học, chúng ta có thể khẳng định CNXH vẫn đang là
một thực tế với nhiều cấp độ trên thế giới hiện nay. Thực tế đó đang biểu hiện
rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với nhân loại. Thế giới đang đi lên CNXH
với nhiều con đường, cách thức khác nhau. Như lời C.Mác và Ph.Ăngghen: “Đối
với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo
ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ
nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay.
Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”./.
Mọi người dân phải tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa