HẢI LINH
Hội nghị Trung ương V, khóa XI thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Kể từ dấu mốc quan trọng này, trong 10 năm qua, hàng chục vụ đại án được đưa ra ánh sáng, hàng nghìn đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng, nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý nghiêm minh…
Những con số đó là
minh chứng kết quả cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng mạnh mẽ
trong 10 năm hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn có những luận điệu cố tình xuyên tạc chống phá của các
thế lực thù địch, phản động, rằng: Chống tham nhũng của Việt Nam chỉ là “trò
đánh trống, khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá nội bộ”,
“thanh trừng phe phái”; hay đó chỉ là những cách Đảng “che mắt thế gian theo kiểu
đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”, hay “cộng sản chỉ nói chứ
không dám làm”. Đài RFA đăng tải bài viết có nhan đề “Có ai tin câu: Chống tham
nhũng ở Việt Nam không có vùng cấm”, hay VOA “Một cuộc “thanh trừng” trong Đảng
ở Việt Nam”. Cũng có những người do nhận thức mơ hồ hoặc có biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” nên cho rằng nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ
làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, làm “chậm” sự phát
triển đất nước.
Để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam thì mọi khía cạnh
trong xã hội đều có thể bị lợi dụng để xuyên tạc và phòng chống tham nhũng cũng
không tránh khỏi. 10 năm qua Đảng ta đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng thì
cũng chừng ấy năm luận điệu như vậy được tung ra, đặc biệt trên không gian mạng
với mục đích không gì hơn là nhằm tạo ra những nghi kị giữa Đảng và người dân
và ngay trong nội bộ những cán bộ, đảng viên với mục đích của cuộc chiến chống
tham nhũng.
Thực tế đã chứng minh điều mà những đối tượng phản động rêu
rao đó là hoàn toàn vô căn cứ. Trong Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 đã nêu rõ: “Từ đầu nhiệm
kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị can về các
tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó, các tội về tham nhũng đã khởi tố,
điều tra 455 vụ/1.054 bị can). Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham
nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo
dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ”. Trong đó phải kể đến như: Vụ hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng
bị truy tố vì để cho một cá nhân thâu tóm hàng loạt nhà đất công sản, gây thất
thoát hàng chục nghìn tỷ đồng; vụ cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí
Minh bị khởi tố vì vi phạm quy định quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát lãng phí; mới đây, cựu Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế đã
bị khởi tố bắt tạm giam vì vi phạm liên quan đến kit xét nghiệm COVID- 19...Đây
chỉ là những ví dụ trong hàng nghìn vụ án đã bị điều tra, truy tố, xét xử trong
10 năm qua. Hàng loạt cán bộ cấp cao của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa
phương đã bị xử lý vì những vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Rõ
ràng, nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất
kể người đó là ai đã và đang được triệt để thực hiện trong công cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Tuy nhiên, phủ nhận thực tế đó,
không ít trang tin thiếu thiện chí với chế độ, những tổ chức phản động núp bóng
dân chủ, nhân quyền và những phần tử bất đồng chính kiến vẫn ra rả luận điệu
cũ, xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, là “thanh chừng nội bộ”,
là “phe này đánh phe kia”.
Theo con số công bố của
Bộ Công an, trong mấy năm qua có 2.730 webside, blog, trang mạng của cá nhân lập
ra để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, chống tiêu cực, tham
nhũng và các cơ quan chức năng. Theo đó, tựu trung lại các thế lực phản động tập
trung vào ba luận điệu: Phớt lờ thành quả phòng chống tham nhũng của Việt Nam
và cho rằng Ban chỉ đạo TW, BCĐ cấp tỉnh là đi dọn hậu quả của chế độ đẻ ra
tham nhũng; lợi dụng những khó khăn trong quản lý kinh tế, trong xây dựng chỉnh
đốn Đảng và quản lý các mặt của xã hội và quy về bản chất chế độ, trong khi đó
hàng trăm quốc gia trên thế giới trong các thời đại, trong các gia đoạn phát
triển đều phải đối mặt với vấn đề này; quy chụp tất cả thành màu xám, đánh lận
con đen. Tuy nhiên, thực tế khách quan đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu
xuyên tạc, những âm mưu mà chúng đã, đang chuẩn bị hành động chống phá. Hiện
nay, Việt Nam đang đứng thứ 68 trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ về chống
tham nhũng. Điều đó cho thấy nếu các thế lực càng chống phá thì sự nghiệp đại
cuộc này của chúng ta càng mạnh mẽ.
Thực tiễn cho thấy,
những kết quả không thể phủ nhận trong công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh; giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là những người có chức, có quyền
“tự soi”, “tự sửa”, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống. Điều đó cũng làm cho các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị
ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Do đó, những luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua thể hiện rõ dã
tâm chính trị muốn hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan
hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã khẳng định: “Chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an
ninh và đối ngoại, đặc biệt là góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân
dân, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá
nội bộ”, “phe cánh”./.
Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.
Trả lờiXóa