Hồng Quân
C.Mác và Ph.Ăngghen không bàn trực tiếp đến khái niệm và các nội dung của toàn cầu hóa, song đã đặt cơ sở lý luận quan trọng để nhận thức toàn cầu hóa. Những tư tưởng về mâu thuẫn trong quá trình sản xuất vật chất là nguồn gốc, động lực có ý nghĩa quyết định sự vận động, phát triển của xã hội. Đây là cơ sở để các ông đi vào nghiên cứu chủ nghĩa tư bản với lực lượng sản xuất là điểm xuất phát để từ đó đi đến thấu tỏ các mối quan hệ khác của xã hội và sự phụ thuộc của nó vào sản xuất. Các ông đã có cơ sở để lý giải sự biến đổi của mọi hiện tượng xã hội khu vực hóa và quốc tế hóa kinh tế, chính trị, văn hóa của chủ nghĩa tư bản. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Hơi nước và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp. Đại công nghiệp hiện đại thay cho công trường thủ công; tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng nhường chỗ cho các nhà công nghiệp triệu phú, cho những kẻ cầm đầu cả hàng loạt đạo quân công nghiệp, những tên tư sản hiện đại… Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới”[1].
Từ sản xuất đến
lưu thông, phân phối, từ trong nước ra nước ngoài, từ dân tộc đến toàn cầu. Mục
đích của tư bản nhằm biến thị trường thế giới là thị trường sản
xuất phân phối, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm của chủ nghĩa tư bản và “Do bóp
nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất
cả các nước mang tính chất thế giới… Thay cho tình trạng cô lập trước kia của
các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ
phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như
thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động
tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính
chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và
từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một
nền văn học toàn thế giới”[2].
Trên cơ sở phân
tích vị trí, vai trò và các mối quan hệ của quan hệ
sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, làm rõ những nhân tố tác động và
tính chất giai cấp của quá trình quốc tế hóa. Các ông chỉ rõ: “Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những
nơi tiêu thụ sản phầm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập
vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập mối liên hệ ở khắp nơi”[3]. Điều đó cho thấy, bản chất của chủ nghĩa tư bản với việc bóc lột giá trị
thặng dư và theo đuổi lợi nhuận tối đa là động lực thúc đẩy quá trình quốc tế
hóa tư bản chủ nghĩa - quá trình triển khai và thực hiện phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa khắp toàn cầu.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, luận giải một cách đúng đắn các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã đạt trình độ xã hội hóa cao với quan
hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất; mâu thuẫn giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng; mâu thuẫn giữa
các giai cấp đối kháng, cụ thể là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống
giai cấp tư sản. Từ các mâu thuẫn cơ bản đó, các ông đã chỉ ra xu thế
vận động của quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn đến quá trình toàn cầu hóa.
Từ bản chất và mục đích của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
ngày càng cao, kéo theo sự phân công lao động xã hội rộng rãi và mở rộng thị
trường sản xuất và trao đổi ra phạm vi khu vực và thế giới. Và, đến lượt mình
thị trường thế giới tác động, liên kết các quốc gia, dân tộc, các khu vực tạo
nên quá trình lịch sử thế giới. Quá trình quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa đó càng
phát triển càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt. Và, khi đó bắt đầu thời
đại cách mạng vô sản. Trong bối cảnh ấy, “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng
lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[4].
Có thể nói, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen tuy chưa trực tiếp bàn đến toàn cầu hóa và
lý luận về quốc tế hóa chưa thật sự hoàn thiện. Song đã đặt ra, chỉ ra những vấn
đề lý luận cơ bản, làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
quan trọng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và nhận diện về quá trình toàn cầu hóa khoa học, cách mạng nhất./.
[1]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.598.
[2]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.601-602.
[3]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.601.
[4]
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.613.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa