Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ

HP

Đại hội lần thứ XIII của Đảng càng tới gần các thế lực thù địch và những phần tử phản động càng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một trong những luận điệu đó là phủ nhận cụm từ “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong dự thảo văn kiện Đại hội. Họ cố tình "nhắm mắt" trước thực tiễn 35 năm đổi mới đã khẳng định phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam.

Đặc biệt, với nhiệm kỳ 5 năm chúng ta đã đạt đạt được những thắng lợi to lớn, tới năm cuối của nhiệm kỳ chúng ta đã đạt được những thắng lợi ngoại mục mà thế giới phải ngỡ ngàng, thám phục Việt Nam. 

Trong sự khủng hoảng nặng nề về kinh tế xã hội thế giới và khu vực năm 2020 thì, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, thiên tai gây hậu quả nặng nề thì đây là thành công đặc biệt của Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến thành công, các chuyên gia đều cho rằng, nguyên nhân quan trọng từ mô hình thể chế KTTT định hướng XHCN. Mô hình này đã tỏ rõ hiệu quả về khả năng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, hợp tác đồng bộ của kinh tế xã hội.

Thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam như một điển hình, một mô hình mà thế giới phải thám phục, ngưỡng mộ. Cùng phát triển kinh tế là sức phòng ngừa, chống đỡ, chịu đựng, chữa chạy, thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 theo nguyên tắc đặc thù của quyền lực Nhà nước là tập trung, thống nhất từ chính quyền Trung để ban hành quyết định nhanh chóng cho toàn hệ thống. Chính phủ Việt Nam, với tinh thần, “Chống dịch đồng bộ, quyết liệt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu nhưng phải thúc đẩy, giữ vững phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội, kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh”

Có thể nói thể chế KTTT định hướng XHCN đã là cơ sở để Việt Nam hoàn thành mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch thành công, vừa tập trung nguồn lực phát triển kinh tế. Định hướng XHCN của nền KTTT được bảo đảm bởi vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để tạo ra môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, thuận lợi, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Với thực tiễn trên đây đã khẳng định chân lý của “phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo./.


1 nhận xét: