Phạm Trung
Càng đến gần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thì xuất hiện ngày càng nhiều quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là sự chống phá vô căn cứ, phản động, phản khoa học. Việc lựa chọn con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và lịch sử phát triển của dân tộc.
Một là, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử. Ngày 03/02/1930, sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đưa dân tộc ta phát triển theo con đường cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc thực hiện mục tiêu con đường đã lựa chọn, đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đã xóa
bỏ chế độ phong kiến, thuộc địa, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra
thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Tiếp đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh
liệt chống thực dân, đế quốc và các thế lực xâm lược biên giới, giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước. Hiện nay, sau gần 35 năm đổi mới, đất
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế
phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế và uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định, “Đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”[1].
Đó là sự thật không thể phủ nhận. Sụ thật này minh chứng đi lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử.
Hai là, chủ nghĩa xã hội vẫn là sự lựa chọn của nhân loại tiến bộ. Sự
sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã giáng một đòn nặng nề không chỉ
vào mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, mà còn vào cả chủ
nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu đó là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, không
phải là sự sụp đổ của một học thuyết khoa học và cách mạng.
Sau sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam vẫn kiên định
với con đường đã lựa chọn, vươn lên mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch còn cho rằng: Nếu Việt Nam phát triển theo con
đường tư bản chủ nghĩa thì còn đạt được nhiều thành tựu hơn. Thực tiễn lịch sử
đang cho thấy, không phải bất cứ quốc gia nào đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa
thì đều phát triển. Trong hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa thì số nhiều trong đó là các nước
đói nghèo, lạc hậu, bất ổn về chính trị. Một số nước tư bản phát triển hiện nay
có nguồn gốc giàu có chủ yếu là do vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động ở
các nước thuộc địa và ở chính quốc trước đây. Theo đó, đi lên chủ nghĩa xã hội
vẫn là sự lựa chọn của nhân loại tiến bộ, đúng như V.I.Lênin dự báo: Tất cả các
dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi.
[1] Nguyễn Phú Trọng (2020),
“Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một
giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Lý luận và thực tiễn Hội đồng Lý luận Trung
ương, Số 85 (219), Tháng 9 năm 2020, tr.7.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa