Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

THÁI ĐỘ CHỦ QUAN DUY TÂM CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

HP

Với mô hình, thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một quá trình xây dựng có luận chứng, luận cứu khoa học và thực tiễn. Quá trình từng bước hoàn thiện mô hình KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát triển từ những kiểu KTTT đã có, song khác về chất....phù hợp thực tiễn Việt Nam, phù hợp xu thế của thời đại, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trên nền tảng LL MLN, TTHCM, khái niệm KTTT định hướng XHCN chính thức nghiên cứu, sử dụng trong các văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001), “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền KTTT định hướng XHCN”. Đại hội lần thứ XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN”. Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục làm rõ thêm khái niệm KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển. 

Như vậy quan điểm KTTT được Đảng ta dày công nghiên cứu, từng bước, phát triển, hoàn thiện; hơn nữa, quan điểm tư tưởng về KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã được hiện thực hoá trong thực tiễn đầy sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận – thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cả lý luận và thực tiễn đầy ấn tượng, sự phủ nhận quan điểm KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự thù địch phản khoa học không có cơ sở, vô nghĩa./.

 


1 nhận xét:

  1. Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng

    Trả lờiXóa