Cương Trực
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề “Dân sự bất hợp tác”, vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp “cách mạng hòa bình”.
Sang thế kỷ 20, tư tưởng về một cuộc “cách mạng
hòa bình” được một số nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương
pháp đấu tranh bất bạo động. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, “diễn
biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc
đấu tranh vào bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, “bất tuân dân sự”
từng bước trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ
với các phương thức, thủ đoạn khác của “diễn biến hòa bình”. Trong các cuộc “cách
mạng ca hát”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở các nước Đông Âu và Liên
Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước
Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào “bất
tuân dân sự”. Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ
Bolivar ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh
viên Hồng Kông (năm 2014 và 2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn “bất tuân dân sự”.
Thực chất “bất tuân dân sự”
là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có
ý thức đối với một số đạo luật nhất định nhằm cản trở quá trình
thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức phản kháng bất bạo
động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí
lật đổ chính quyền; bản chất “bất tuân dân sự” là hành vi vi phạm pháp luật.
“Bất tuân dân sự” khác hẳn với nguyên tắc phổ
biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Thiểu
số phục tùng đa số; lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân
phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, “bất tuân dân sự” về
cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, “vô chính phủ”, hầu như không được nhà nước
pháp quyền nào chấp nhận. “Bất tuân dân sự” hình thức phản kháng, không
tuân thủ, không phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy
nhiên, ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển
hóa cho nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở
đường cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay “châm
ngòi” thành công.
Để phòng chống, đấu tranh làm thất bại “bất
tuân dân sự”, cần thực hiện tốt một số vấn đề như: Tích cực tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa “thượng tôn pháp luật” cho mọi công
dân; Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tài
nguyên, môi trường...; Phối hợp chặt chẽ giữa công an, quân đội, các lực lượng
chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc bám nắm cơ
sở, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động trong việc kích động, lôi kéo
nhân dân thực hiện “bất tuân dân sự”. Đặc biệt, khi xảy ra các vụ việc “bất
tuân dân sự”, cần hết sức tỉnh táo; nhận định, đánh giá đúng tính chất, mức độ,
xác định rõ nguyên nhân; kiên trì, khôn khéo, lấy biện pháp đối thoại, tuyên
truyền, vận động, thuyết phục là chính; thực hiện phân hóa lực lượng cốt cán,
cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo. Xử lý nghiêm minh số đối tượng cốt
cán, cầm đầu, những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để làm gương…
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóa