Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

“ĐỘC ĐẢNG” CÓ PHẢI MẤT DÂN CHỦ !

HT

Một thuộc tính cố hữu trong bản năng chống Cộng của các phần tử thù địch đối với cách mạng Việt Nam nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, đó là nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp và phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những luận điệu thường thấy của các phần tử này là: “Đảng Cộng sản bản chất là không dân chủ và do đó Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là vi phạm nền dân chủ” (!); “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội” tức là theo chế độ đảng trị, bằng “đảng chủ” một Đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị” (!); “chế độ một đảng lãnh đạo, độc quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền” (!), v.v..

Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới. Thực tiễn cho thấy vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Về khách quan, nó phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc vào tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đản.

 Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp và sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp và nó đại diện.

Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đạm khác nhau. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất. Những Đảng của giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì không chỉ khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đảng cũng có nhiều sắc thái khác nhau. Có hiện tượng đa đảng nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện tượng đa đảng đồng thời là đa nguyên chính trị.

Cho đến nay, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng tỏ được vấn đề một đảng thì mất dân chủ, cản trở sự phát triển, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển. Thực tiễn cho thấy, dân chủ và sự phát triển của một nước không tỉ lệ thuận với số lượng các đảng và nước đó có. Có nước một đảng vẫn bảo đảm dân chủ và phát triển; có  nhiều đảng vẫn kém phát triển, vẫn mất dân chủ. Vấn đề thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo./.


1 nhận xét: